• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ
  • 0 SP - $0.00

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Tin Tức » Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo

Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo

11/03/2021 by admin Để lại bình luận

Mục lục bài viết:

  • Cách nhận biết trẻ bị hóc dị vật
  • Nên làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?
  • Không nên làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?
  • Cách phòng tránh bị hóc dị vật

Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo

Hiện nay rất nhiều mẹ sử dụng rây để lọc cháo/ bột cho bé để các con dễ ăn hơn. Tuy nhiên rây lọc cháo bằng thép tưởng chừng như cứng cáp, an toàn nhưng xem ra nó vẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Mới đây ngày 29/01/2021, các bác sĩ chuyên khoa 2 bệnh viện nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết khoa này vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tháng tuổi bị nghi là hóc xương cá và gắp thành công 1 dị vật được cho là lưới thép của rây lọc cháo.

Trước đó, mẹ bé trai đã sử dụng rây lọc cháo, cá và cho con ăn. Khi đang ăn cháo cá thì bỗng nhiên bé bỏ ăn, quấy khóc rất nhiều sau đó nôn ra cháo, nhầy nhớt, khiến người nhà rất lo lắng. Ngay sau đó người nhà đã cho bé vào khám sợ bị hóc xương.

Qua chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ đã phát hiện có dị vật còn nằm ở hầu họng và tiến hành soi gắp khẩn cho bé…

Ngay sau khi dị vật được gắp ra, khiến mọi người ở xung quanh bất ngờ vì dị vật gắp ra không phải là xương cá trong cháo cá mà lại là một sợi kim loại nó được xác định là rơi ra từ lưới thép của rây lọc cháo, sợi kim loại mảnh nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài gần 1,8 cm.

Khi được phát hiện, sơi kim loại trong rây lọc cháo đang cắm sâu vào vùng hạ họng (bằng 1/3 chiều dài dị vật). May mắn là dị vật chưa xuống sâu hơn nên tính mạng em bé không gặp nguy hiểm. Nếu dị vật không được gắp ra kịp thời, có thể dẫn đến thủng đường tiêu hóa gây ra những những hậu quả khó lường (bác sĩ chia sẻ)

Từ trước đến nay, rây lọc cháo vốn là một dụng cụ thường xuyên được các gia đình sử dụng, nhất là trong các gia đình có trẻ nhỏ để chế biến thức ăn, nhằm nghiền nhỏ các loại thịt cá, cơm, cháo và rau củ quả hay sử dụng chúng để loại bỏ xương cá, gà, lợn… có trong cháo. Tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nếu các cha mẹ không chú ý

Ngoài ra, còn có một tai nạn hóc dị vật khác cũng dễ dàng có thể gặp phải trong quá trình chế biến thức ăn không những cho trẻ mà cho cả những người lớn đó là từ miếng chùi xoong nồi bằng kim loại.

Bởi miếng chùi xong nồi bằng sợi kim loại khi đã cũ sẽ rất dễ bị đứt gãy, rơi hoặc dính vào quai nồi, nếu không để ý sẽ rơi vào thức ăn khi nấu. Những sợi kim loại này sẽ len lỏi bám vào thành ruột gây tắc ruột, viêm ruột, thậm chí có thể gây rách ruột và những tổn thương khác nếu ăn phải chúng. Do vậy, khi sử dụng những miếng chùi xoong, nồi làm từ kim loại, chúng ta cần chú ý và hết sức thận trọng, kiểm tra kỹ, rửa sạch. Kịp thời thay miếng khác khi miếng chùi đã cũ.thống nhất cách dạy con với gia đình

 

Cách nhận biết trẻ bị hóc dị vật

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh, bảo mẫu trong quá trình chăm sóc con cháu mình phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như: Trẻ đang ăn đột nhiên không chịu nuốt, dù đã dỗ bằng mọi cách, khóc liên tục, dãi, nhớt chảy nhiều từ miệng, trẻ bị nôn ọe giữ dội. Với những trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể chỉ tay vào họng, tự móc họng, kêu đau khi nuốt….

Nên làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

Nên Cho trẻ ngừng ăn ngay lập tức, bình tĩnh cho trẻ há miệng thật to để kiểm tra cổ họng bằng mắt thường hoặc soi đèn pin.

Nếu thấy có xương, dị vật cắm vào màn hầu hay thành sau họng, nếu có thể dùng kẹp y tế để gắp ra. Tiếp tục theo dõi xem trẻ có thể nuốt nước bọt bình thường hay không.

Với những trẻ lớn, cần hỏi con có còn bị đau và cảm thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không.

Nếu nghi ngờ xương vẫn còn mắc kẹt bên trong cổ họng hay trong thực quản, nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kịp thời khám và có chỉ định điều trị cụ thể.

Không nên làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

Không ép trẻ uống nước hoặc cho nuốt trọn từng miếng thức ăn to để mong xương trôi nhanh. Làm như vậy rất nguy hiểm vì có thể gây tai biến chết người, nếu xương đâm thủng mạch máu.

Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng trẻ, vì động tác này không những không lấy được xương, dị vật ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho trẻ.

Không nên khuyến khích trẻ khạc mạnh nhiều lần. Động tác này cũng có khả năng gây tai biến, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Không dùng các mẹo chữa hóc xương cá trong dân gian như: ngậm và nuốt vỏ cam; ngậm vitamin C; nhét tỏi vào lỗ mũi; nống nước quả trám; uống nước dãi vịt; nuốt cơm….. sẽ gây ra những hậu quả khó lường

Cách phòng tránh bị hóc dị vật

Đối với với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên xay, nghiền kỹ thức ăn, nấu lẫn cá hay thịt gia cầm, trước khi cho trẻ ăn.

Kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ dị vật trước khi cho trẻ ăn.

Dạy cho trẻ biết cảnh giác với xương trong khi ăn bằng cách kể cho chúng nghe những câu chuyện liên quan đến sự cố này.

Rate this post
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường
Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường
Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột
Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột
Bị mẹ đánh, nam sinh nhảy từ tầng 5 xuống đất tử vong
Bị mẹ đánh nam sinh nhảy từ tầng 5 xuống đất tử vong

Thuộc chủ đề:Tin Tức

mua sắm cùng shopee
Bài viết trước « Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
Bài viết sau Sách Ehon nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ »

Reader Interactions

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Sách hay cho trẻ từ 0-2 tuổi
  • Sách Ehon nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
  • Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo
  • Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (119)
  • Tin Tức (14)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (36)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con