• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ
  • 0 SP - $0.00

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Phương pháp dạy con » Con học kém phải làm gì

Con học kém phải làm gì

22/12/2020 by admin Để lại bình luận

Mục lục bài viết:

  • 1. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con học kém
  • 2. Hỏi con vì sao?
  • 3. Trao đổi với thầy cô giáo
  • 4. Hỏi ý kiến chuyên gia
  • 5. Hạn chế cho con sử dụng các thiết bị công nghệ
  • 6. Hãy theo con cả quá trình

Con học kém phải làm gì?

Con học kém phải làm gì?

Năm học mới lại đến giúp con làm bài tập ở nhà thường làm cho các cha mẹ cảm thấy bực bội , nhiều bậc cha mẹ sẽ thấy mình dễ nổi cáu và mất kiên nhẫn. Không giữ được bình tĩnh tạo căng thẳng cho con, dẫn đến việc hạn chế suy nghĩ và khó xử lý thông tin. Khi thấy con không hiểu hoặc không trả lời được những câu hỏi đơn giản, lúc này đừng vội kết tội hay chửi bới con, bởi tất cả sẽ chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn. Thay vào đó, cha mẹ hãy tham khảo những điều có ý nghĩa dưới đây:

1. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con học kém

Điều này rất quan trọng, hãy nghĩ lại quá trình học của con và quan sát con ở thời điểm hiện tại. Nếu như con đã từng học giỏi mà bỗng nhiên bây giờ lại bị điểm kém, thì điều đó có thể do các nguyên nhân như: Con đến tuổi ham chơi, góc học tập bị ồn ào, nghiện game, Hoặc nếu con chưa lúc nào đạt thành tích tốt trong học tập, có thể do con có chỉ số IQ thấp, phương pháp học tập sai. Khi tìm hiểu được nguyên nhân, cha mẹ sẽ có cách xử lý tốt hơn.

Nếu con ham chơi, cha mẹ có thể điều tiết lại, động viên con học nhiều hơn, dán nhãn tích cực cho con và đưa ra những phần thưởng xứng đáng để khuyến khích con chăm học. Nếu thấy con có những dấu hiệu mệt mỏi, bỗng dưng gầy sụt, lúc này hãy bồi bổ và cho con khám bệnh, việc tăng cường thể lực sẽ giúp con học tốt hơn. Nếu con không thể tiếp thu được vì kiến thức quá nặng, cha mẹ chớ nên cầu toàn mà ép buộc con, hãy động viên con cố gắng đến mức có thể…

2. Hỏi con vì sao?

Nhiều con trẻ vì bị cô giáo hoặc bạn bè chê bai, gây áp lực nên con không thể tập trung được ở trên lớp dẫn đến việc học kém. Nhưng con sẽ chẳng chịu nói ra nếu cha mẹ không biết cách hỏi. Vì thế khi nói chuyện cùng con cha mẹ nên hỏi con nhưng câu như: Buổi học hôm nay của con thế nào? ở lớp, có điều gì khiến con không vui, vì sao con không thích đi học? Từ đó cha mẹ có thể biết được con có đang bị ảnh hưởng tâm lý hay không.

Việc không tiếp thu được bài không chỉ do chỉ số IQ mà còn do ảnh hưởng tâm lý. Nếu biết được con có những sợ hãi trên lớp, lúc này cha mẹ hãy đưa ra lời khuyên cho con và trực tiếp nói chuyện với thầy cô giáo.

Nếu con nói vì không khí gia đình nặng nề nên con chán học, hãy nhận rõ đó là lỗi của mình và cùng mọi người trong gia đình khắc phục tình trạng này. Nếu con tỏ ra rằng mình đang cô đơn, ít nhận được sự quan tâm thì cha mẹ hãy xem lại tình cảm của mình dành cho con.

Con học kém phải làm gì?

3. Trao đổi với thầy cô giáo

Mặc dù đã nghe con nói nhưng cha mẹ cũng không nên kết luận ngay mà cần có sự trao đổi với cô giáo để nắm bắt tình hình của con ở trường thế nào. Con có nhút nhát hay hiếu động ở trên lớp không? Khi con quá nhút nhát con sẽ không dễ tiếp thu và không dễ bộc lộ trí tuệ của mình trước thầy cô và bạn bè. Còn nếu con hiếu động con sẽ chỉ nói chuyện, nghịch ngợm mà không tập trung nghe giảng. Việc trao đổi với thầy cô giáo, sẽ giúp cho cha mẹ biết được con mình đang gặp phải vấn đề gì và cũng là cách để thầy cô giáo biết rõ tình hình của con. Từ đó cha mẹ và thầy cô sẽ có cách phối hợp để giúp đỡ cho con. Tuy nhiên nên trao đổi với thầy cô khi con không có mặt ở đó.

4. Hỏi ý kiến chuyên gia

Khi đã cố gắng tìm hiểu và trao đổi với con, thầy cô giáo, mà cha mẹ không biết vì sao con mình học kém, tốt nhất hãy tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia giáo giục. Các chuyên gia sẽ có những bài trắc nghiệm, phương pháp để tìm hiểu trí tuệ, tâm lý của con, giúp cho cha mẹ hiểu được con mình đang có vấn đề gì. Từ đó các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho cha mẹ phương pháp tốt nhất để giúp con khắc phục nhược điểm. Trong trường hợp, con là một đứa trẻ đặc biệt, khả năng tiếp thu khác với những bạn bình thường thì cha mẹ phải chấp nhận cho con theo học bằng một phương pháp khác ngoài trường học.

5. Hạn chế cho con sử dụng các thiết bị công nghệ

Việc sử dụng thiết bị công nghệ chừng mực sẽ giúp con trẻ giải trí và có thêm nhiều thông tin. Ngược lại nếu cha mẹ cho con dùng thỏa thích có thể dẫn tới việc con sẽ bị nghiện công nghệ, trầm cảm, lười tư duy. Rất nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy internet và thiết bị công nghệ khiến con trẻ giảm sự tập trung. Bởi thế hãy “giao ước” với con rằng lúc nào con được sử dụng thiết bị công nghệ và giới hạn thời gian sử dụng của con

6. Hãy theo con cả quá trình

Rất nhiều bậc cha mẹ giật mình, ngỡ ngàng khi thấy con được điểm thấp. Lúc này mới tả hỏa trách mắng con, tìm người đổ lỗi hoặc cầu cứu sự giúp đỡ. Chính vì sự lơ đãng, không quan tâm của cha mẹ dẫn đến việc học tập của con bị xao nhãng, không vào nề nếp. Vì thế đừng đợi đến khi con bị điểm kém rồi mới lo tìm cách khắc phục, bởi lúc đó sẽ rất khó.

Cha mẹ nên sát cánh cùng con suốt một quá trình học. Hãy dành thời gian học cùng con để hiểu rõ hơn những kiến thức mà con đang phải tiếp thu, những vấn đề mà con đang gặp phải để khắc phục ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn hướng dẫn con học, đừng vội vàng bỏ cuộc khi con chậm tiếp thu.

Xem thêm: Dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học

Rate this post
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
Dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học
Dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học
Tại sao mẹ bầu cần thai giáo sớm?
Tại sao mẹ bầu cần thai giáo sớm?

Thuộc chủ đề:Phương pháp dạy con

mua sắm cùng shopee
Bài viết trước « Dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học
Bài viết sau Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột »

Reader Interactions

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Sách hay cho trẻ từ 0-2 tuổi
  • Sách Ehon nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
  • Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo
  • Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (119)
  • Tin Tức (14)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (36)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con