• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Bệnh trẻ em » Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và một số biện pháp phòng tránh bệnh

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và một số biện pháp phòng tránh bệnh

12/03/2019 15/03/2019 Nuôi con đúng cách 0 Comment

Mục lục bài viết:

  • Bệnh viêm tai giữa là gì?
  • Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa
  • Một số cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em
    • Các biện pháp phòng ngừa trẻ bị viêm tai giữa
    • Bài viết liên quan

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và một số biện pháp phòng tránh bệnh

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và một số biện pháp phòng tránh bệnh

Nhà mình có 2 nhóc, không hiểu sao 2 nhóc hay bị viêm tai thế chứ, lúc nhỏ cứ thi thoảng lại thấy con sốt đùng đùng, mang con đi khám bác sĩ bảo con bị viêm tai. Mình thì lo lắng nên cũng cuống cuồng lên, sau đó mình có vào đọc và tìm hiểu được một số thông tin về triệu chứng bệnh của trẻ từ nguyên nhân và một số cách phòng bệnh, mình nghĩ là các cha mẹ khác cũng rất cần nên chia sẻ để mọi người tham khảo ạ.

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Tai của chúng ta được chia làm ba phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ.

Nếu là các bậc cha mẹ hoặc cô giáo mầm non các bạn sẽ hay va chạm với những loại bệnh này đúng không. Chính vì sự thường xuyên đó mà tâm lý các cha mẹ nói chung đang khá chủ quan vì cho rằng bệnh viêm tai giữa không phải là loại bệnh nan y, nên thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không đi thăm khám ở các cơ sở, trung tâm chuyên khoa nên việc có thể để lại những di chứng do tai biến vô cùng nguy hiểm như điếc, hoặc nặng hơn là ảnh hướng đến não bộ của con.

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và một số biện pháp phòng tránh bệnh

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ thường có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra là do virus và vi khuẩn.

Khi con trẻ bị viêm hô hấp trên rất dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm làm các chất dịch tiết ra không thoát ra ngoài mà bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên.

Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông. Lứa tuổi dễ bị viêm tai giữa nhất thường trong khoảng 6 – 18 tháng tuổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa

Khi trẻ bị viêm tai giữa sẽ có một số các triệu chứng mà cha mẹ có thể dễ nhận thấy như: Trẻ bị sốt viêm họng, viêm mũi trước đó vài ngày đến khoảng một tuần sau đó nếu bệnh nặng hơn trẻ lớn thì mệt mỏi, chán ăn, trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên.

Bệnh thể hiện rõ nhất là khi trẻ kêu đau ở tai và tỏ ra rất bứt rứt, khó chịu và thường khóc khi được đặt nằm xuống. Hoặc tìm cách kéo tai hay cọ tai vào người lớn, lấy tay quơ quơ lên tai, khóc, trằn trọc, khó ngủ, có dịch hoặc mủ chảy ra từ tai. Khi trẻ bị dấu hiệu này thì màng nhĩ của con đã bị vỡ do áp lực quá mức.

Một số cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và một số biện pháp phòng tránh bệnh

Hầu hết các con khi bị viêm tai giữa đều có thể tự khỏi trong ba hoặc bốn ngày ngay cả khi cha mẹ có hoặc không cho con dùng kháng sinh. Tuy nhiên nếu em bé không khỏe và tình trạng nhiễm trùng nặng hơn bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ để can thiệp sớm nhất có thể, tránh những di chứng để lại.

Đặc biệt tùy theo giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.

  • Giai đoạn đầu: Khi màng nhĩ chưa thủng, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng.
  • Giai đoạn muộn: Lúc này màng nhĩ thường đã thủng. Trong trường hợp này, ngoài các thuốc điều trị toàn thân, trẻ cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng.  Sau đó, trẻ  phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa để tránh tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

Các biện pháp phòng ngừa trẻ bị viêm tai giữa

  • Với các con còn nhỏ và bú mẹ: Khi con bú cha mẹ nên đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ tránh sữa chảy vào tai.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Luôn giữ ấm cho trẻ nhỏ trong mùa đông, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.
  • Giữ đôi tay luôn sạch sẽ.
  • Tai trẻ bị dính nước không dùng tay ngoáy vào trong mà phải dùng tăm bông sạch để thấm tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

Thực ra viêm tai giữa không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không để ý thì những biểu hiện bệnh cha mẹ rất khó phát hiện ra.

Như nhà mình đợt tết vừa rồi, bạn nhỏ bị sổ mũi mấy ngày tết, hiệu thuốc phòng khám đóng cửa hết nên chủ quan đợi họ mở cửa mới cho đi khám, đến hôm mùng 4 bạn ấy kêu con đau tai, mẹ kiểm tra mới thấy tai bạn ấy bị sưng đỏ bên trong rồi.

Vậy nên các cha mẹ đừng chủ quan như em nhé, nếu thấy con có biểu hiện lạ mà không rõ nguyên nhân, cứ cho con đi khám cho yên tâm tránh việc tự mua thuốc cho con uống ở nhà nguy hiểm lắm.

Nếu cha mẹ thấy bài viết: “Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và một số biện pháp phòng tránh bệnh” này hay và bổ ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn cha mẹ rất nhiều!

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

  • Nguy hiểm của bệnh quai bị với trẻ nhỏ
    Nguy hiểm của bệnh quai bị với trẻ nhỏ
  • Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
    Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
  • Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp
    Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp
  • Chữa và phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
    Chữa và phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
  • Dấu hiệu và cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
    Dấu hiệu và cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Category: Bệnh trẻ em Tags: viêm tai giữa

mua sắm cùng shopee

Tác giả: Nuôi con đúng cách

Yêu thương thôi chưa đủ. Hãy cho con phát triển một cách toàn diện nhất

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo
  • Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường
  • Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột
  • Con học kém phải làm gì

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (119)
  • Tin Tức (14)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (34)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con