• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Bệnh trẻ em » Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

31/05/2018 23/03/2019 Nuôi con đúng cách 0 Comment

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Mùa hè đến rất khó bảo quản đồ ăn hoặc dễ ăn phải những đồ ăn không đảm bảo chất lượng. Đó là một trong những yếu tố dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy cấp. Các cha mẹ cần chú ý và có những hướng xử lý khi con có biểu hiện của tiêu chảy cấp ở nhà.

Xem thêm: 

  • Nguy hiểm của bệnh quai bị với trẻ nhỏ
  • Chữa và phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Trong 48 – 72 giờ đầu (2 – 3 ngày đầu) của bệnh trẻ sẽ có những biểu hiện ồ ạt, thường xuyên khiến trẻ bị mệt mỏi. Trẻ có thể buồn nôn và nôn ói nhiều lần, đi phân lỏng nhiều lần, đau bụng bởi lúc này ruột của trẻ bị co thắt gây nên đau bụng. Trẻ có thể bị sốt, mệt mỏi, đừ người, khó ngủ. Thậm chí trẻ có dấu hiệu trẻ sốt từ 38.3°C – 38.5°C trở lên.

Với hiện tượng ói nhiều, cần làm mọi cách để trẻ ăn, uống chậm lại, lượng ít lại, thường xuyên hơn, để giảm thiểu khả năng bị ói thêm ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý không cho trẻ ăn quá nhiều và lượng thức ăn lớn trong cùng một lúc bởi lúc này ruột của trẻ đang mệt nên khó làm việc được như bình thường.

Trẻ mệt cho nên cách ăn cũng sẽ có thể hơi đặc biệt hơn so với bình thường bằng cách: Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước, sữa, hoặc đút muỗng, bơm vào miệng từ từ, thường xuyên cho trẻ. Trường hợp trẻ bị phân lỏng quá nhiều tức là cơ thể đang bị mất nhiều nước, biện pháp khắc phục là cần bù nước và điện giải để trẻ đỡ mệt.

Trẻ mệt nên không muốn nhai thức ăn cứng, cha mẹ hãy cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc dạng lỏng để trẻ dễ ăn và hấp thu hơn.

Nếu bạn muốn cho trẻ uống nước trái cây, hoặc nếu trẻ đòi uống nước trái cây khi bị tiêu chảy cấp, nên nhớ pha loãng 1 phần nước chín với 1 phần nước trái cây. Do nước trái cây nguyên chất có chứa nhiều đường nên sẽ khiến bệnh nặng hơn, cần pha loãng khi uống. Cần chú ý không cho trẻ uống nhiều nước ngọt.

Các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp cần gặp bác sĩ

Với trẻ dưới 6 tuổi khi có dấu hiệu bị tiêu chảy cần phải đưa trẻ đến viện ngay bởi trẻ dễ mất nước mà cha mẹ không nhận biết được.

Ở trẻ lớn hơn, cha mẹ cần chú ý cho trẻ đi viện ngay nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Nếu trẻ vẫn nôn ói nhiều khi đã áp dụng phương pháp cho ăn uống chậm.
  • Trẻ biếng ăn, không ăn được khi vẫn bị nôn ói, đi ngoài
  • Trẻ đi ngoài quá nhiều mà bù nước và điện giải không khắc phục được
  • Dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật)
  • Trẻ quá đau bụng
  • Nếu phân có máu
  • Nếu trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức
  • Hiện tượng tiêu chảy vẫn tiếp diễn sau 7 ngày

Với các hiện tượng trên cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa con đi bệnh viện ngay để các bác sĩ can thiệp kịp thời nhé. Chúc cha mẹ và các con khỏe mạnh!

Nếu bạn thấy bài viết: “Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp” này giúp ích cho bạn, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

  • Cần làm gì khi trẻ bị thủy đậu?
    Cần làm gì khi trẻ bị thủy đậu?
  • Nguy hiểm của bệnh quai bị với trẻ nhỏ
    Nguy hiểm của bệnh quai bị với trẻ nhỏ
  • Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
    Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
  • Cha mẹ hướng dẫn con cách sơ cứu khi bị chảy máu
    Cha mẹ hướng dẫn con cách sơ cứu khi bị chảy máu
  • Khi trẻ dậy thì sớm
    Khi trẻ dậy thì sớm

Category: Bệnh trẻ em Tags: bệnh trẻ em/ tiêu chảy cấp

mua sắm cùng shopee

Tác giả: Nuôi con đúng cách

Yêu thương thôi chưa đủ. Hãy cho con phát triển một cách toàn diện nhất

Reader Interactions

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Sách hay cho trẻ từ 0-2 tuổi
  • Sách Ehon nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
  • Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo
  • Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (119)
  • Tin Tức (14)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (36)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con