Mục lục bài viết:
Giúp con tăng cân an toàn, lành mạnh như thế nào? Cân nặng của con luôn là mối bận tâm của cha mẹ. Con chậm lớn, sút cân, gầy, ốm yếu là vấn đề khiến cha mẹ nào cũng lo lắng. Vậy cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc con như thế nào để giúp con tăng cân, phát triển khỏe mạnh? Hãy theo dõi bài viết sau nhé!
Trẻ bị sút cân, suy dinh dưỡng có ảnh hưởng gì?
Tình trạng con bị sụt cân khiến mẹ lo lắng. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý, dễ ốm, chậm phát triển thể chất lẫn trí não. Cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc đúng cách, phải làm sao để con tăng cân với cơ thể phát triển khỏe mạnh. Thực tế có nhiều trường hợp, mặc dù cha mẹ cho con ăn uống đầy đủ nhưng con vẫn chậm lớn, cân nặng vẫn giữ nguyên hoặc suy giảm. Vì thế, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến con chậm lớn.
>>> Xem thêm: Phương pháp giúp trẻ không nói ngọng
Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Nếu các mẹ cho con ăn uống đầy đủ, đúng bữa mà con vẫn không tăng cân thì đa phần là do cơ địa của con. Chỉ cần con phát triển khỏe mạnh, hồng hào thì vấn đề này không cần lo ngại. Nhưng những trường hợp dù có ăn uống giàu dinh dưỡng mà con vẫn xanh xao, ốm yếu thì cha mẹ nên chú ý đến vấn đề sức khỏe của con.
Một số nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến trẻ chậm lớn là trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa (rối loạn hệ tiêu hóa, táo bón, khó tiêu…), bị giun sán.
Hoặc có khi, do chính cách chăm sóc của cha mẹ không đúng cách, lựa chọn thực phẩm không hợp với trẻ nên trẻ biếng ăn, ăn vào nhưng khó hấp thu. Cuộc sống bận rộn mà các mẹ thường quên chú ý đến khâu chuẩn bị ăn uống cho con. Có thể pha sữa không theo công thức, cầm chừng hoặc quá vội mà cho con ăn cháo dinh dưỡng bên ngoài, dạng đồ ăn nhanh,… Các loại đồ ăn này thường không đủ chất dinh dưỡng, chứa phụ gia,… không tốt cho sức khỏe của trẻ nếu cứ duy trì trong thời gian dài.
Bí quyết giúp con tăng cân
Giúp con ăn ngon miệng
Bữa ăn khoa học dành cho trẻ cần đảm bảo yếu tố đầu tiên là mang lại cảm giác ngon miệng. Nếu bạn có bổ sung, nấu bao nhiêu món nhưng không khiến con thấy hứng thú với việc ăn uống thì cũng rất khó để con tăng cân được.
Muốn con ăn ngon miệng, mẹ hãy tìm hiểu khẩu vị của con và chế biến những món mà con thích trước đã. Sau đó, mẹ bổ sung thêm vào bữa ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất nhằm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
Mẹ hãy chú ý bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng sau để giúp trẻ tăng cảm giác ngon miệng:
- Nhóm thực phẩm chứa kẽm: hải sản, thịt bò, các loại hạt
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại đậu, thịt gà, gạo lứt, chuối
- Nhóm thực phẩm giàu Lysine: lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa,…
Đa dạng các bữa ăn
Bữa ăn giàu dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng phải đa dạng hóa lên thành nhiều món thay đổi chứ không nên đơn điệu, lặp đi lặp lại qua ngày. Bởi nếu mẹ chỉ cho con ăn theo thực đơn cũ sẽ khiến trẻ nhàm chán, không còn hứng thú với các bữa ăn nữa. Mẹ có thể kết hợp các nhóm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ linh hoạt theo nhiều loại thực phẩm thuộc thành phần. Điểm quan trọng nữa là bữa ăn càng bắt mắt, bài trí sáng tạo thì trẻ sẽ thích thú ngồi vào bàn ăn hơn.
Khác với người lớn, trẻ chỉ ăn được ít trong mỗi bữa nên cha mẹ cần gia tăng số bữa ăn trong ngày. Thay vì 3 bữa như người lớn, trẻ có thể ăn 5 – 6 bữa trong ngày (bao gồm bữa chính, bữa phụ). Bữa phụ thì mẹ nên cho trẻ uống sữa ngũ cốc, thực phẩm bổ sung dưỡng chất như sữa chua uống, váng sữa, bánh, nước ép trái cây,…
Đưa con khám sức khỏe định kỳ
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cực kỳ quan trọng mà cha mẹ nào cũng nên dành thời gian để đưa con đến gặp bác sĩ. Nếu con có dấu hiệu chán ăn, sụt cân thì bác sĩ sẽ khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Đặc biệt là các bé nhỏ tuổi (1 – 3 tuổi). Mẹ không nên tự ý mua thuốc hay chữa trị khi con bị đau bụng, chán ăn theo lời mách bảo bên ngoài.
Khuyến khích con vận động
Một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất nhưng không đi kèm với vận động, tập luyện thể dục thì cũng không đạt hiệu quả. Cơ thể khỏe mạnh khi chúng ta kết hợp ăn uống và thể dục thể thao hợp lý. Ngay cả trẻ nhỏ cũng vậy. Mẹ hãy khuyến khích trẻ tập thể dục, tham gia các trò chơi thể thao để cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Tập luyện thể dục từ bé sẽ tạo nên thói quen tốt, giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí tuệ.
Không chỉ hỗ trợ trao đổi chất mà lối sống rèn luyện thể dục thể thao cũng giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, học tập đạt hiệu quả hơn.
Tập thể dục cũng là cách để kích thích trẻ thèm ăn bởi hoạt động thể chất sẽ tiêu hao năng lượng, khiến trẻ thấy đói và ăn nhiều hơn.
Trả lời