Mục lục bài viết:
Cha mẹ cần phải làm gì khi con đánh bạn?
Rất nhiều cha mẹ ngạc nhiên và bất ngờ khi quan sát được hoặc nghe phản ánh từ cô giáo, từ bạn bè của con, phụ huynh của con khác học cùng lớp con mình… về việc con hư quá, con đánh bạn trong lớp học. Lúc đó cha mẹ sẽ nghĩ rằng: “Làm sao có chuyện đó xảy ra được chứ? Con mình chưa đánh ai bao giờ. Nó ở nhà rất ngoan, nghe lời bố mẹ mà. Không bao giờ đánh anh em hoặc bạn bè khu phố khi con chơi cùng”. Nhưng cha mẹ cần hiểu rằng, mỗi độ tuổi, tâm sinh lý và tính cách của trẻ thay đổi đồng thời môi trường sống ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều.
Các cha mẹ hãy cùng blog nuôi con đúng cách thảo luận về vấn đề này nhé.
Nguyên nhân xuất phát từ đâu mà trẻ có hành vi đánh bạn
Không thể tự nhiên mà trẻ lao vào đánh bạn khi chúng đang ngồi học, vui chơi cùng nhau mà đều phải có nguyên nhân sâu xa của nó.
– Hình ảnh ăn sâu vào tiềm thức:
Một đứa trẻ ở nhà chưa bao giờ bị cha mẹ đánh nhưng khi chúng nhìn cha mẹ đánh động vật (chó, mèo,…) thì vô tình cha mẹ đã cho con hình ảnh đánh nhau. Hoặc có thể trẻ quan sát được người khác đánh nhau khi tham gia tại trường lớp, khi trẻ đi siêu thị hoặc các khu vui chơi, nơi công cộng,… Đó là những nguyên nhân gián tiếp để trẻ chụp hình ảnh và hành động vô thức trong các tình huống khi không kiểm soát được hành vi.
– Đánh bạn để tự vệ
Một nguyên nhân nữa đó là để tự vệ cho bản thân, trẻ không chịu đứng yên để bạn đánh mình hoặc bị bạn trêu mình. Trẻ có phản kháng đánh lại bạn vì muốn trả thù. Bạn đấm một cái, con cũng cố đấm cho bạn 1 cái. Bạn cấu, đá thì con phải cố để cấu và đá lại bạn.
Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ chưa nhận diện được hành vi và vấn đề nên hay không nên do vậy phản kháng bằng bản năng của bản thân. Từ đó, trẻ dần dần có cách giải quyết vấn đề của mình với bạn khi bị trêu tức hoặc bạn cười nhạo là sẽ dùng hành động chân tay để xử lý.
Những đứa trẻ cục cằn, cáu kỉnh và luôn đòi hỏi theo ý mình vượt ngưỡng sẽ có những hành động bạo lực như: Có thể dậm chân, đấm, đá bạn bất cứ khi nào bởi não bộ vô thức, thụ động, dập khuôn và không biết cách giải quyết vấn đề nên trẻ dùng hành động để đạt được nhu cầu của mình.
Cùng con lên mục tiêu chinh phục: Hành động đẹp – Lời nói đẹp
– Bước 1: Cho con nhận diện lại vấn đề này
- Con đã làm gì với bạn?
- Hành động của con + lời nói của con như thế nào?
- Nguyên nhân do ai và nó gây ra hậu quả/ ảnh hưởng tới người đó thế nào?
- Nếu là ông bà/cha mẹ/ thầy cô/ bạn bè, mọi người sẽ nghĩ về con thế nào?
- Con nghĩ sao khi mình có hành động đó?
Đừng quên một điều để trẻ ghi nhớ lại: Suy nghĩ/ cảm xúc/ thái độ/ hành vi của trẻ trong tình huống đó là gì? Cùng con đặt ra các giải thiết với mệnh đề: “Nếu… thì…”
– Bước 2: Từ những câu chuyện con chia sẻ trên lớp học hoặc khi con quan sát được hoặc do con, cha mẹ sẽ hướng dẫn con:
- Cha mẹ ngồi thảo luận với con và đưa ra tất cả các vấn đề có thể gặp phải tại trường, lớp… từ việc các bạn nói mà con không nói thì con cảm thấy thế nào hoặc các bạn có hành động như vậy… thì con sẽ thấy sao… Từ vấn đề cảm nhận và giải quyết của con mẹ sẽ cùng con thảo luận các cách để con tránh và cách để con giải quyết vấn đề…
- Mẹ cho con vẽ sơ đồ tư duy tất cả các vấn đề trên trường lớp có thể gặp (đánh bạn, bị bạn chê bai, nói xấu, bị bạn không cho chơi cùng, bạn lấy đồ của mình…) và sau đó bền bỉ, tỉ mỉ cùng con cảm nhận, nhận thức, giải quyết vấn đề trong việc ứng dụng… một cách cụ thể
- Hãy cùng con làm thành 1 quyển với tiêu đề: Phòng tránh các vấn đề không tốt nơi trường lớp và vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp các vấn đề, vẽ riêng từng vấn đề để đi sâu vào giải quyết và mỗi ngày bố mẹ và con thảo luận trên phương diện lắng nghe con hàng ngày con quan sát thấy có những vấn đề gì…. để con đón đầu và ngấm sâu
– Bước 3: Đặt ra mục tiêu và chia thành các giai đoạn nhỏ để con chinh phục
Hãy cùng ứng dụng lập trình não bộ theo phương pháp Finger B (quy tắc ngón tay) với con.
Chẳng hạn như: Hãy bình tĩnh khi có bất kỳ vấn đề xảy ra => Không dùng hành động để chạm vào bạn => Không làm đau bạn khi mình bực tức…..
– Bước 4: Nghĩ – Ngẫm sâu và hoán đổi tư duy cho con
Hãy cho con suy nghĩ lại từng nhánh của sơ đồ tư duy (có thể phân thành các mảng màu). Hướng dẫn cho con nhắm mắt thật sâu, nghĩ thật kỹ để con ghi nhớ và rèn tư duy não bộ + tập trung tâm não.
– Bước 5: Ứng dụng và thực hành vào cuộc sống hàng ngày
Con sẽ ứng dụng bài học đó vào trong thực tế và cha mẹ sẽ quan sát xem con đã xử lý tình huống ấy như thế nào? Áp dụng có tốt không? Nếu con đã ứng dụng tốt, cha mẹ tiếp tục mục tiêu và dán nhãn niềm tin cho con. Nếu con chưa linh hoạt, hãy tiếp tục đồng hành cùng con đến khi nào con chinh phục hoàn toàn nhé.
Hi vọng bài viết này có thể trả lời câu hỏi làm gì khi con đánh bạn? của các bậc làm cha làm mẹ
Chúc các cha mẹ áp dụng thành công!
Trả lời