Mục lục bài viết:
Cha mẹ cần dạy trẻ quy tắc bàn ăn từ khi nào?
Dạy trẻ quy tắc trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết trong khi có một số các cha mẹ đang bỏ qua về vấn đề này nhiều, chưa chú ý đến việc rèn luyện quy tắc cho con ngay từ nhỏ dẫn đến việc trẻ phát triển bản năng tự do từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành thì sẽ khó để uốn nắn cho con.
Quy tắc bàn ăn là một trong những quy tắc cơ bản cha mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ vì để hình thành nên cho trẻ cần tạo thói quen ngay từ những việc nhỏ nhất.
Một số những biểu hiện của trẻ chưa có quy tắc khi ăn:
- Nhai nhồm nhoàm
- Chưa biết mời cơm
- Chưa đợi đầy đủ thành viên trong gia đình đã cho tay vào nhóm thức ăn trước
- Vừa ăn vừa đùa nghịch, chạy nhảy
- Chỉ gắp món ăn mà mình yêu thích.
- …
Quy tắc bàn ăn là gì?
Đó chính là những qui định khi ăn để hướng dẫn trẻ thể hiện là một đứa trẻ lịch sự trên bàn ăn.
Nên dạy trẻ quy tắc bàn ăn từ khi nào?
Việc tạo quy tắc ăn cho bé sẽ phải được huấn luyện ngay từ khi con còn nhỏ, nên cha mẹ có thể tham khảo một số giai đoạn phát triển tư duy, nhận thức của trẻ để rèn cho trẻ quy tắc bàn ăn
– Trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi:
Khi cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi ăn cần cho trẻ ngồi một chỗ đến khi hoàn thành bữa ăn của mình, tránh trường hợp cha mẹ thấy con không ăn thì bế đi rong hoặc cho con xem điện thoại, tivi. Việc này sẽ không giúp ích cho trẻ vì trẻ sẽ không nhận diện được ý thức của việc ăn mà tăng thêm tính đòi hỏi cho con.
– Trẻ từ 1 -> 3 tuổi:
Trong giai đoạn này con đang có nhu cầu học hỏi và nhận thức rất nhiều nên việc rèn luyện nguyên tắc ăn cho trẻ trong giai đoạn này là tốt nhất. Tính cách của trẻ sẽ hình thành nên trong giai đoạn vàng đầu tiên của trẻ. Cha mẹ nên dạy cho con những thói quen tốt trong thời điểm này để tăng cường tư duy nhận thức, ý thức cho con.
– Trẻ từ 3 đến 6 tuổi:
Giai đoạn này cần tiếp tục rèn luyện quy tắc bàn ăn nhưng trẻ đã ý thức được một số nguyên tắc cơ bản cần tăng cường và giao nhiệm vụ để trẻ hiểu được ý thức trách nhiệm hơn.
Một số quy tắc bàn ăn cha mẹ cần dạy cho con
– Thói quen trước khi ăn phải mời mọi người
Trong gia đình thường có ông bà, bố mẹ, anh chị em…vì vậy việc dạy con trước khi ăn phải biết mời mọi người là một phép tắc, lễ nghĩa cơ bản
Muốn làm được điều này cha mẹ phải là người luôn gương mẫu cho bé học hỏi. Khi để bé ngồi vào bàn bạn hãy bắt đầu mời mọi người trước lần lượt từ cha mẹ đến các con. Sau đó hãy chỉ cho bé cách mời theo lần lượt từ ông bà, bố mẹ, và các ah chị em trong gia đình. Khi bé quên cha mẹ có thể nhắc nhở con để tạo thành thói quen tốt cho con.
– Biết nhờ người khác lấy hộ thức ăn
Bé còn quá nhỏ không thể với hay với tay để lấy được thức ăn phía xa. Cha mẹ có thể hướng dẫn cho con cách nhờ người khác giúp đỡ con. Khi con nhận được sự giúp đỡ cần nói lời cảm ơn.
– Những hành động không được làm khi ăn
Trẻ con thường mải chơi nên có thể sao nhãng bất cứ vấn đề gì. Thay vì việc quát mắng con trong bữa ăn bạn hãy nhắc con trước khi ngồi vào bàn và hãy lấy chuẩn mực từ ông bà, anh chị làm ví dụ thực tế cho bé. Chẳng hạn như:
- Khi ngồi vào bàn ăn phải ngay ngắn không được nghịch ngợm
- Không được chống tay khi ăn.
- Không chép miệng khi ăn.
- Không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn.
- Không nhai tóp tép hoặc nuốt thức ăn có tiếng ừng ực.
- Cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng.
- Không nghịch thiết bị điện tử hay đồ chơi khi ngồi vào bàn ăn.
- Không dùng đũa khoắng vào bát canh.
- Khi chấm thức ăn không nên nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
- Không dùng đầu đũa mình đang ăn để gắp thức ăn cho người khác.
- Sau khi múc canh phải đặt úp thìa xuống, không được để ngửa thìa hoặc để thìa nổi trên bát canh.
- Khi ăn không được làm cơm hay thức ăn rơi vãi
- Khi ăn không được chảy nhảy, nô đùa
- Ăn hết suất, không để thừa đồ ăn
– Tư thế ngồi ăn
Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường thích ngồi những tư thế mà con cảm thấy thoải mái như gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn, ngồi xổm khi ăn.
Cha mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn từ nhỏ, bởi những tư thế kể trên rất có hại cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngồi lâu ngày sẽ thành thói quen và khiến con trở nên bất lịch sự khi ăn ở nơi đông người. Bạn nên dạy con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thả lỏng trong khi ăn. Tư thế ngồi đúng giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng, phòng tránh được các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng…
– Dạy con không được chê đồ ăn
Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến người nấu cảm thấy không vui và bữa ăn trở nên nặng nề. Nếu bạn không dạy con điều này từ sớm, thì lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác. Điều này không tốt chút nào cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
– Không được bỏ dở khi ăn
Biết trân trọng công sức người nấu đã vất vả làm bằng cách không chê bai đồ ăn, không bỏ phí quá nhiều và đặc biệt là biết cảm ơn người đã nấu những món ăn ngon cho mình. Nói để bé hiểu đó là những hành động lịch sự trong cách ứng xử khi ăn uống và cho biết đó mới là hành động đúng và đáng được khen ngợi. Từ đây bố mẹ có thế dạy cho con giá trị của đồ ăn, nếu như con bỏ thừa đồ ăn thì sẽ lãng phí như thế nào?
Trả lời