Mục lục bài viết:
Những cách giúp con sống trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.
Để giúp con của chúng ta có trách nhiệm ngay từ khi con nhỏ các cha mẹ cần chú ý trang bị cho con về các kỹ năng cần thiết từ việc giúp con hiểu khái niệm về trách nhiệm là gì? Con cần làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?
Vậy người có trách nhiệm là người hoàn thành bổn phận của mình trong gia đình, trường học và cộng đồng. Họ ý thức và trách nhiệm trước những hành động của mình. Khi phạm lỗi, họ thừa nhận, xin lỗi và cố gắng để sửa đổi. Còn người không có trách nhiệm thường không nhận lỗi mỗi khi làm sai.
Thực tế bây giờ trên lớp mình đang giảng dạy có những học sinh rất trách nhiệm và chỉnh chu từ những việc nhỏ nhất như sắp xếp đồ dùng học tập, quần áo, chơi với bạn, cách nói chuyện, Nhưng cũng có những con không được như vậy, chúng ẩu và vô tâm với mọi người xung quanh, thậm chí rất ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến cái lợi cho bản thân mình.
Vậy các cha mẹ cần làm gì? Nói thì có vẻ là khó nhưng dạy con trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cũng dễ và hi vọng các cha mẹ cũng nhau giúp con thể hiện được điều đó và trao trả lại trách nhiệm cho con thông qua một số cách sau:
Xem thêm:
Dạy trẻ tự dọn dẹp những đồ dùng của mình
Các cha mẹ nói chung thậm chí cả ông bà luôn có tâm lý làm giúp con để con có nhiều thời gian học bài hơn, hoặc việc có chút bố mẹ làm ù cái thì xong, đợi con làm thấy lâu hoặc khó chịu vì không vừa ý. Điều này làm trẻ hình thành thói ích kỷ, dựa và ỷ lại vào mọi người vậy nên ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể hướng dẫn và giúp con dọn dẹp đồ của mình cho đến khi trẻ tự làm được thì dừng lại và chỉ là người quan sát và đánh giá + góp ý (nếu cần). Đặc biệt con trẻ sẽ học điều này nhanh hơn nếu bạn dạy trẻ với thái độ vui vẻ và không la hét nếu chẳng may trẻ làm đổ, bể đồ của mình.
Khi dạy trẻ làm bạn cần lưu ý cho con hiểu rõ được tầm quan trọng của việc dọn dẹp đồ của mình ví dụ như: “Chúng ta phải dọn dẹp những vật dụng của mình” hay “Đừng quá lo, mẹ sẽ giúp con” thì trẻ sẽ thấy thích làm và hiểu được trách nhiệm của chúng.
Trách nhiệm trong những công việc chung
Để giúp con có trách nhiệm trong cả những công việc chung cha mẹ chú ý giao cho trẻ những công việc chung trong gia đình, khi con thực hiện những việc đó cha mẹ tìm ra những hành động tốt và nhận xét về trẻ, đó có thể là hành động quan tâm đến em hoặc giúp đỡ bạn bè. Những hành vi tốt của trẻ được bạn ghi nhận thì những hành vi này sẽ tiếp tục phát triển.
Mỗi độ tuổi của trẻ khác nhau cha mẹ có thể giao co chúng những việc phù hợp với sức lực, kỹ năng có thể hoàn thiện, thậm chí yêu cầu cao hơn 1 chút để giúp con nhận thức được vai trò của bản thân mình trong hoạt động gia đình mình, hiểu được tầm quan trọng của trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với mọi việc xung quanh mình.
Tất nhiên, các cha mẹ không thể mong đợi trẻ sẽ có thái độ tích cực ngay lập tức. vì điều này cần phải được phát triển từ từ theo những cách phù hợp với lứa tuổi. và chằng đứa trẻ nào thích làm việc nhà cả vậy nên bạn đừng để trẻ làm việc nhà mà không có bạn bên cạnh cho đến khi trẻ thấy rằng đây là một thói quen thường xuyên trong gia đình chứ không phải là một điều ép buộc.
Mục tiêu lúc này không phải là hoàn thành công việc mà bạn phải giúp trẻ cảm thấy vui và hứng thú khi được đóng góp công sức của mình vào những việc chung.
Luôn để trẻ tự làm mọi việc.
Với con trẻ thích được công nhận và động viên vì vậy ngay từ nhỏ bạn hãy để chúng tự làm tất những việc của chúng mặc dù sau đó chắc chắn bạn phải đi làm lại giúp con, nhưng hãy để trẻ tự làm bạn nhé. Nếu bạn giúp đỡ trẻ làm, trẻ sẽ không cảm nhận được điều này. Bạn đang làm việc chung với con để giúp con khám phá niềm vui khi được làm việc. Điều đó quan trọng hơn là hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hoặc hoàn hảo.
Giúp trẻ tự nhận diện công việc thay vì nhắc nhở
Bố mẹ nói chung có một tâm lý rất hay đó là luôn nhắc con, thậm chí là chỉ cho con tận nơi những việc con cần làm, khi con không làm được thì cáu gắt quát mắng con, điều này mình chứng kiến rất nhiều từ những phụ huynh mình giảng dạy, lúc nào cũng như chiếc đồng hồ báo thức nhắc con hết việc này đến việc kia, từ việc lấy quần áo đi tắm, đánh răng rửa mặt, điều này vô tình cha mẹ làm các con mình giống những chú rô bốt chỉ biết làm theo mệnh lệnh mà quên đi tính tự chủ và động lập của bản thân mình.
Vì vậy thay vì đưa ra các mệnh lệnh, bạn hãy yêu cầu trẻ suy nghĩ xem trẻ cần làm việc gì tiếp theo sau đó , ví dụ: Khi chuẩn bị cho việc đi học mỗi buổi sáng, thay vì bạn nói: “Đi chải răng nhanh! Con đã soạn cặp chưa? ” bạn có thể hỏi: “Con cần làm gì tiếp theo để chuẩn bị đi học?”. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ những việc cần làm, dần dần trẻ sẽ quen và tự làm mà không cần bạn nhắc.
Lên kế hoạch công việc trong ngày cùng trẻ
Đây là một kỹ năng cực kỳ cần thiết, đặc biệt là trong thời đại bận rộn như hiện nay. Việc liệt kê các công việc hàng ngày từ sáng đến tối cho trẻ sẽ giúp trẻ chủ động hơn với tất cả những công việc của mình. Đồng thời giúp trẻ chủ động sắp xếp những công việc của mình khi có những vấn đề phát sinh cần sự linh hoạt, bản thân con và bố mẹ không bị loay hoay.
Trách nhiệm với hành vi của mình
Đây là những cách giúp con sống trách nhiệm cha mẹ cần trang bị cho con ngay từ nhỏ để con hiểu được mỗi hành động của mình sẽ ảnh hưởng tới mọi ngời xung quanh, ví dụ:
Khi con làm đau em, bố mẹ đúng khư khư bắt con phải xin lỗi em mà thay vào đó, hãy lắng nghe cảm xúc của con để phát hiện lý do tại sao con tranh cãi với em. Sau khi trẻ cảm thấy tốt hơn, hãy hỏi trẻ xem con cần phải làm gì. Lúc này, trẻ sẽ sẵn sàng để xin lỗi em. Nếu trẻ xấu hổ, bạn có thể gợi ý cho trẻ một vài hành động chuộc lỗi khác như đọc sách cho em nghe, ôm em. Điều này sẽ dạy trẻ rằng trẻ phải có trách nhiệm với hành động của mình và phải tìm cách để sửa chữa lỗi lầm mình gây ra.
Trên đây là một số những cách giúp con trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ tham khảo và áp dụng nhé!
Trả lời