Mục lục bài viết:
Hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ xem đồng hồ
Con luôn “vâng vâng, dạ dạ” khi được dặn “Chỉ xem TV 15 phút nữa thôi nhé!” Nhưng sau đó thì bạn vẫn cứ phải hò hét giục giã bé đứng dậy. Vì con bạn hư? Hay chỉ vì bé chưa hiểu được 15 phút kia thật ra là thế nào? Phải làm sao thì con mới hiểu được? Và khi nào thì nên bắt đầu cho con làm quen dần với giờ – phút – giây? Khi con biết cách xem giờ, hay ít nhất biết những khái niệm cơ bản về thời gian, lúc đó cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều lắm. Bé sẽ biết thêm 15 xem TV nữa là nghĩa thế nào.
Xem thêm:
Nhiều đứa trẻ bắt đầu tò mò về thời gian vào khoảng 4 tuổi. Khi con của bạn cũng vậy, hãy nắm lấy cơ hội này để cho bé làm quen với các khái niệm. Tuy nhiên hãy nhớ đừng vội vàng dạy con cách xem đồng hồ vì trước đó con cần phải nắm được nhiều kỹ năng khác đã. Hãy cho con thời gian và giúp con một tay nhé.
Dạy trẻ nhận biết khoảng thời gian giờ và phút
Bố mẹ nên giúp trẻ cảm nhận được một phút dài bao lâu bằng cách cùng chơi với một cái đồng hồ hẹn giờ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói, “Mình sẽ cùng chơi trò im lặng trong một phút cho đến khi đồng hồ báo hết giờ nhé.” Nếu con bạn bật dậy trước khi đồng hồ báo giờ, bạn nên lặp lại trò chơi này cho đến khi bé có thể ước lượng được các khoảng thời gian gần đúng của 1 phút, 2 phút… và sau đó là khoảng thời gian dài hơn 15, 30, 60 phút.
Bạn cũng nên gắn các khoảng thời gian vào các hoạt động của bé để bé có thể ước lượng thời gian để làm các công việc ví dụ như: Dọn đồ chơi của con trong vòng 5 phút, đá bóng trong vòng 30 phút, tập xe đạp trong vòng 60 phút.
Dạy trẻ học đếm và nhận diện các con số
Ngày nay trẻ em 4 – 5 tuổi đều có thể đếm được đến 20 hoặc thậm chí là hơn nhiều. Để trẻ học giờ việc cần thiết là bạn giúp trẻ có thể đếm được đến 60 và có thể nhận diện được các mặt số bằng cách luyện tập nhớ số cho trẻ ở bất cứ đâu, trên bảng giá trong cửa hàng, số nhà, ngày trên lịch… Đồng thời cũng hãy cho bé nhiều cơ hội được chính tay ghi ra những con số đó, như ghi lại tỉ số của một trò chơi, ghi số điện thoại của bố mẹ… Bé sẽ dần dần củng cố được khả năng nhận diện và ghi nhớ con số.
Dạy trẻ xem đồng hồ bằng cách tập đếm nhóm 5
Vì các mốc chỉ giờ được chia theo nhóm năm nên bạn phải dạy bé đếm các nhóm năm. Có thể bé không hiểu lắm nhưng bạn cần phải dạy cho bé nhớ được thứ tự lớn bé các con số từ 0 đến 60 bằng cách cho trẻ 60 cái kẹo và yêu cầu trẻ xếp hành các nhóm có 5 chiếc, sau đó dạy trẻ cách đếm 5,10,15,20…lặp lại nhiều lần và có thể thay kẹo bằng các thứ khác để không khiến trẻ chán. Bạn cũng có thể cùng con chơi trò “Năm, mười” – một trò chơi rất quen thuộc. Đó cũng là một cách giúp bé dễ nhớ hơn
Cho trẻ làm quen với chiếc đồng hồ
Một khi con bạn đã bắt đầu thành thục với những con số, bé đã sẵn sàng tiếp tục làm quen với chiếc đồng hồ rồi. Có thể sử dụng chính đồng hồ trong nhà bạn, hoặc cùng con trổ tài khéo léo làm một chiếc đồng hồ thủ công, dù thế nào đi nữa thì cũng đều có thể cho con nhận biết kim giờ, kim phút, kim giây và xem chúng khác nhau thế nào.
Chỉ cho trẻ kim giờ là kim nào?
Hãy giải thích cho trẻ kim ngắn hơn là kim giờ. Xoay kim phút chỉ về số 12, di chuyển kim giờ tới các vị trí khác nhau trên đồng hồ. Giải thích với trẻ rằng mỗi khi kim phút chỉ tới số 12, lúc đó sẽ được 1giờ. Để trẻ tự di chuyển kim giờ vòng quanh cho đến khi trẻ đọc giờ dễ dàng hơn.
Chỉ cho trẻ ở đồng hồ đâu là kim phút?
Giải thích rằng kim dài hơn là kim phút. Giữ cho kim giờ cố định, di chuyển kim phút xung quanh và giải thích với trẻ mỗi vị trí kim phút sẽ gọi là gì? Bắt đầu với việc di chuyển kim phút ở các vị trí 5 phút 1, khi trẻ đã hiểu được điều này, hãy tiếp túc với các con số khác như 12 hay 37. Cho phép trẻ di chuyển kim phút vòng quanh và luyện đọc cho tới khi trẻ thuộc và nhận diện nhanh chóng hơn.
Tiếp theo làm mẫu cho trẻ cách ghép kim giờ và kim phút với nhau như thế nào. Bắt đầu với các ví dụ đơn giản như 1h30′, 4h45′, 8h05′ trước khi tiến tới các ví dụ phức tạp hơn như 2h37′, 12h59′, đặc biệt là với các vị trí mà 2 kim trùng nhau như 1:05, 2:10…
Bạn nên khuyến khích và để trẻ thoải mái hỏi bạn. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn và có cảm giác làm chủ (một hình thức khác của việc luyện tập)
Hãy kiên nhẫn nếu ban đầu trẻ dường như bị lẫn lộn hết cả lên. Thường thì các con chuẩn bị vào lớp 1 đã có thể xem giờ và mỗi nửa giờ (ví dụ như 7 giờ, 7 rưỡi, 8 giờ…) Nhưng nếu con bạn vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xem đồng hồ thì cũng đừng ép con, vào lớp 1 tiếp tục học cũng được mà.
Nếu bạn thấy bài viết “Hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ xem đồng hồ” này có ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!
Trả lời