• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Tin Tức » Giải pháp nào để hạn chế trầm cảm sau sinh?

Giải pháp nào để hạn chế trầm cảm sau sinh?

30/05/2019 01/06/2019 Nuôi con đúng cách 0 Comment

Mục lục bài viết:

  • Vì vậy giải pháp nào tốt nhất để ngăn chặn tình trạng trầm cảm sau sinh?
    • – Chuẩn bị tâm lý khi mang thai
    • – Nên khám sức khỏe định kỳ
    • – Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho các mẹ trước và sau sinh
    • – Phát hiện sớm
    • – Cần có liệu pháp điều trị riêng với những trường hợp có dấu hiệu trầm cảm nặng
  • Trầm cảm sau sinh – Cẩm nang A-Z không thể bỏ qua
    • Bạn sẽ học được gì?
    • Nội dung khóa học:
    • Bài viết liên quan

Giải pháp nào để hạn chế trầm cảm sau sinh?

Giải pháp nào để hạn chế trầm cảm sau sinh

Trong những năm gần đây nhất nhiều vụ án mạng xảy ra với các trẻ sơ sinh và thật đáng buồn nguyên nhân chủ yếu là do mẹ bị trầm cảm sau sinh. Vụ án gây ám ảnh nhất và khiến dư luận xôn xao 1 thời gian rất dài đó là ngày 18.10.2018, một bé sơ sinh còn nguyên dây rốn đã rơi xuống đất từ tầng cao của chung cư Linh Đàm, cơ quan chức năng đã phải gõ cửa từng nhà để tìm mẹ đẻ của bé. Chính sự việc này 1 lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần phát hiện sớm và chăm sóc sức khỏe cho những trường hợp đặc biệt này.

Thực tế, theo hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) trầm cảm sau sinh chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ với nhiều mức độ khác nhau và thường xuất hiện ở các bà mẹ có trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tháng tuổi.

Có thể nói rằng phụ nữ sau giai đoạn sinh nở thực sự gặp rất nhiều những vấn đề cả về sức khỏe lẫn tinh thần, có những người bị áp lực từ việc đau vết mổ, vết đẻ, con quấy khóc, thiếu sữa…và đặc biệt là chế độ chăm sóc của người thân sản phụ trong giai đoạn hậu sản này.

Tuy nhiên điều đáng buồn là các biểu hiện trầm cảm ban đầu thường không được gia đình chú ý, chỉ đến khi hậu quả đau lòng xảy ra, người ta mới nghĩ đến những dấu hiệu ban đầu. Về cơ bản thì trầm cảm sau sinh là hiện tượng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm xúc mệt mỏi, buồn chán …xuất hiện sau khi sinh.

Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trầm cảm sau sinh là người phụ nữ bị suy nhược cơ thể, cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, buồn chán, thậm chí khóc lóc, né tránh khi tiếp xúc với người khác..có người còn bị hoang tưởng, ám ảnh…chính những điều này khiến cho người mẹ mất kiểm soát hành vi và có thể tự tử hoặc làm hại con mình vì nghĩ con chính là nguyên nhân của đau khổ mình đang phải nhận.

Vì vậy giải pháp nào tốt nhất để ngăn chặn tình trạng trầm cảm sau sinh?

– Chuẩn bị tâm lý khi mang thai

Chuẩn bị tâm lý khi mang thai

Rất nhiều người sinh con ngoài ý muốn, chưa chuẩn bị sẵn sàng để sinh em bé nên khi sinh ra sẽ phải chịu rất nhiều áp lực khác nhau, sau đó mới cộng thêm việc đứa trẻ quấy khóc hoặc bị ngược đãi sau sinh. Vì vậy, các bà mẹ hãy chuẩn bị cho mình tâm lý thoải mái và tất cả những gì cần thiết để chào đón em bé.

Gia đình của sản phụ cũng cần nắm bắt được căn bệnh này và phát hiện những dấu hiệu từ khi mang thai để có biện pháp cải thiện và khắc phục nó.

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để sinh con khỏe mạnh, thông minh?

– Nên khám sức khỏe định kỳ

Giải pháp nào để hạn chế trầm cảm sau sinh

Các bà mẹ không nên chủ quan về sức khỏe của bản thân bởi nếu mình có tiền sử về việc trầm cảm cũng sẽ rất dễ bị trầm cảm sau sinh. Không chỉ vậy việc cơ thể không khỏe mạnh sẽ khiến bạn mất dần năng lượng và khả năng chống đỡ những tiêu cực, áp lực. Hơn nữa khi có sự phát hiện kịp thời của bác sĩ sẽ khiến cho tình trạng bệnh sẽ sớm được khắc phục.

– Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho các mẹ trước và sau sinh

Các mẹ tự chuẩn bị cho mình những hành trang để chào đón thành viên mới đồng thời trầm cảm thường xảy ra nhiều hơn ở các bà mẹ sinh con đầu lòng nên thiết nghĩ giải pháp tốt nhất nên để cho mẹ đẻ chăm sóc sản phụ thời gian này để sản phụ không rơi vào tâm trạng cô đơn và cảm giác hụt hẫng.

– Phát hiện sớm

Có những dấu hiệu của trầm cảm xuất hiện khá sớm như đau đầu hay mệt mỏi, chán ă, suy nghĩ lung tung, khóc…vì vậy ngay khi có những biểu hiện như vậy người bệnh cần có tinh thần thoải mái, tin tưởng rằng mình có thể vượt qua được, không nên làm rối thêm vấn đề:

Ví dụ: Có người bị đau đầu nhưng cứ tưởng tượng rằng mình bị u não, đau ngực thì lại nghĩ mình bị tim …rồi lại lo lắng khiến trầm cảm ngày càng nặng thêm, như vậy cần thư giãn và quên đi thì căn bệnh trầm cảm sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

Những bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm cần được nghỉ ngơi và tránh thức khuya, ăn uống đầy đủ để tránh việc bị suy nhược cơ thể.

Sự chăm sóc và quan tâm cũng giúp cho việc phục hồi bệnh nhanh hơn, để họ có cảm giác an toàn và không cô độc.

– Cần có liệu pháp điều trị riêng với những trường hợp có dấu hiệu trầm cảm nặng

Giải pháp nào để hạn chế trầm cảm sau sinh

Với những trường hợp có dấu hiệu tự sát thì cần can thiệp khẩn cấp, thậm chí phải tách mẹ và con (bé không được bú mẹ do sử dụng thuốc). Các thuốc trầm cảm có thể làm gia tăng nguy cơ tự sát trong vòng 2 tuần đầu nên người nhà cần bám sát thật kỹ và có chế độ chăm sóc đặc biệt, nếu với những trường hợp bị loạn thần kinh cần điều trị thuốc thần kinh trước khi điều trị trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh – Cẩm nang A-Z không thể bỏ qua

Để hiểu rõ hơn trầm cảm sau sinh là gì? và xác định mình có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh nhiều hay không? các mẹ hãy tham khảo trọn bộ cẩm nang A-Z trầm cảm sau sinh của giảng viên Phạm Diệp Thùy Dương – Tiến sĩ Bác sĩ – Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 

THAM KHẢO KHÓA HỌC

Trước khi tìm hiểu về nội dung khóa học này chúng ta cùng tìm hiểu qua về thông tin giảng viên nhé

Giảng viên - Phạm Diệp Thùy Dương
Bằng cấp:

  • 1989: Tốt nghiệp sơ bộ chuyên khoa Nhi – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hệ dài hạn chính qui
  • 1992 – 1993: Tu nghiệp bác sĩ Nội trú chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Jean Verdier, Paris (Pháp)
  • 1998: Tu nghiệp chuyên ngành Sơ sinh – Bệnh viện Robert Debré, Paris (Pháp)
  • 2006: Tốt nghiệp Thạc sĩ Nhi khoa – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • 2015: Tốt nghiệp Tiến sĩ Nhi khoa

Chuyên môn:

  • Điều trị các bệnh lý nhi khoa và sơ sinh
  • Điều trị các vấn đề về biếng ăn và dinh dưỡng
  • Tư vấn các vấn đề về phát triển thể chất, tâm thần và vận động
  • Tư vấn các vấn đề tâm lý
  • Tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ Ngoài công việc giảng dạy,

TS. Bác sĩ Thùy Dương còn trực tiếp khám chữa bệnh trẻ em tại “Phòng khám Nhi khoa” số 149 Nguyễn Đình Chính, phường 11, q. Phú Nhuận.

Bạn sẽ học được gì?

  • Hiểu được trầm cảm sau sinh là gì?
  • Xác định mình có nguy cơ mắc trầm sau sinh nhiều hay không?
  • Nâng cao nhận thức về các tác hại của trầm cảm sau sinh.
  • Nắm được những cách xử lý, dự phòng và điều trị trầm cảm sau sinh.

Nội dung khóa học:

  • Ai dễ mắc trầm cảm sau sinh?
  • Vì sao sau sinh các bà mẹ lại bị trầm cảm?
  • Trầm cảm sau sinh có thể gây hại cho ai và như thế nào?
  • Làm sao biết mình có bị trầm cảm không?
  • Xử lý trầm cảm sau sinh ra sao?
  • Có thể dự phòng được trầm cảm?
  • Ai có thể giúp đỡ bà mẹ trầm cảm sau sinh?

THAM KHẢO KHÓA HỌC

Rất mong sau bài viết này không chỉ các bà mẹ mà cả những người thân trong gia đình cũng để ý và quan tâm hơn đến các bà mẹ sau sinh để nhận biết sớm các dấu hiệu và có biện pháp chăm sóc đặc biệt tránh để xẩy ra những hậu quả đau lòng.

5 / 5 ( 3 bình chọn )

Bài viết liên quan

  • Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
    Nguyên nhân và cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
  • sinh-trac-van-tay-la-gi
    Sinh trắc vân tay là gì?
  • Phương pháp giúp trẻ ham học hỏi
    Phương pháp giúp trẻ ham học hỏi
  • Làm cách nào để hiểu con trẻ?
    Làm cách nào để hiểu con trẻ?
  • Làm sao để trẻ không hư
    Làm sao để trẻ không hư?

Category: Tin Tức Tags: trầm cảm sau sinh

mua sắm cùng shopee

Tác giả: Nuôi con đúng cách

Yêu thương thôi chưa đủ. Hãy cho con phát triển một cách toàn diện nhất

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường
  • Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột
  • Con học kém phải làm gì
  • Dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học
  • Tại sao mẹ bầu cần thai giáo sớm?

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (118)
  • Tin Tức (13)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (34)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con