• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ
  • 0 SP - $0.00

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Phương pháp dạy con » Làm cách nào để hiểu con trẻ?

Làm cách nào để hiểu con trẻ?

04/08/2018 by Nuôi con đúng cách Để lại bình luận

Mục lục bài viết:

  • 1. Để hiểu con trẻ cha mẹ hãy quan sát trẻ trong quá trình ăn, ngủ, chơi
  • 2. Trò chuyện cũng là một cách để hiểu con trẻ
  • 3. Cân nhắc môi trường của trẻ 
  • 4. Còn có rất nhiều phương cách để tiếp cận và hiểu con trẻ

Cha mẹ phải làm cách nào để hiểu con trẻ?

Làm cách nào để hiểu con trẻ?

“Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, mỗi đứa trẻ lại có những tính cách khác nhau. Do đó, việc gần gũi để hiểu con trẻ, hiểu được tính cách của con là nhân tố rất quan trọng trong việc uốn nắn tính cách sau này cho các con.

Xem thêm:

  • Làm bạn với con
  • Tâm lý trẻ em

1. Để hiểu con trẻ cha mẹ hãy quan sát trẻ trong quá trình ăn, ngủ, chơi

Trong quá trình ăn, ngủ, chơi là những lúc bé tự nhiên thể hiện tính cách của bản thân mình. Trẻ có hoạt động hết công suất sau đó yên lặng hơn khi trẻ đói hoặc buồn ngủ không? Có những đồ vật hay hoạt động nào có thể thu hút sự chú ý của trẻ hơn những đồ vật, hoạt động khác không? Trẻ có dễ làm quen với sự thay đổi hay trẻ cần thời gian để làm quen với mọi vật? Trẻ có giờ giấc ăn, ngủ nhất quán không hay giờ giấc của trẻ thay đổi từng ngày? Tất cả những “hành vi” này đều khá thông thường đối với trẻ và có lẽ là những tính cách thông thường ở trẻ.

2. Trò chuyện cũng là một cách để hiểu con trẻ

Trò chuyện cũng là một cách để hiểu con trẻ

Với những trẻ ở lứa tuổi nhỏ, ít nói, phụ huynh có thể phải tìm hiểu cả những biểu hiện trên nét mặt và ngôn ngữ cơ thể để thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của trẻ. Thường xuyên tâm sự với con là cách để gần gũi con cái, tăng thêm tình cảm gia đình và cũng là để trẻ tâm sự những suy nghĩ, khó khăn của bản thân.

Ví dụ: Khi cha mẹ thấy con mình tự nhiên cầm con thú bông yêu thích trên tay và yên lặng nhìn xuống sàn sau khi bà thăm bé, bạn có thể hỏi “Con hôm nay có vẻ không vui nhỉ? Con buồn khi bà không ở nhà phải không?” Cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi thật chi tiết sẽ giúp con trẻ dễ dàng bộc lộ cảm xúc hơn. Thay vì hỏi “Hôm nay con làm gì?”, hãy cố gắng hỏi “Con có chơi xếp hình hôm nay không? Nói cho cha/mẹ nghe xem hôm nay con định lắp ráp gì nào? Hoặc là “Hôm nay con có chơi với bạn Mai nhà hàng xóm không? 2 con định chơi gì?”

3. Cân nhắc môi trường của trẻ 

trẻ học theo cách ứng xử của cha mẹ

Hãy chú ý đến những hành vi của người lớn bởi trẻ sẽ học theo những cách ứng xử của cha mẹ, thầy cô…

Ví dụ: Suốt cuộc chơi tự dưng con đánh nhau với các bạn, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân nguồn gốc xem:

  • Con có phải bị ảnh hưởng bởi những cuộc cãi nhau của các thành viên trong gia đình hay không?
  • Con có chơi với những đứa trẻ cũng rất hiếu chiến không?
  • Con có bị ảnh hưởng bởi những cảnh bạo lực trên phim hay không?
  • Gần nhà có hay xảy ra bạo lực hay không?…

Tham khảo thêm: Cha mẹ cần phải làm gì khi con đánh bạn?

4. Còn có rất nhiều phương cách để tiếp cận và hiểu con trẻ

Ngoài ra phụ huynh có thể hiểu con nếu như quan sát cả nhóm bạn mà con chơi cùng. Cha mẹ cũng có thể đọc sách, tìm hiểu trên Internet, hoặc tham dự lớp học về sự phát triển của trẻ. Quá trình phát triển của con người có thể được dự đoán vì hầu như chúng ta đều trải qua các giai đoạn phát triển như nhau. Tốc độ phát triển mỗi chúng ta trải qua là tùy theo mỗi cá nhân.

Nếu bạn thấy bài viết “Làm cách nào để hiểu con trẻ?” này có ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Phạt con sao cho đúng để không ảnh hưởng đến tâm lý?
làm bạn với con
5 cách để cha mẹ làm bạn với con
Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi

Thuộc chủ đề:Phương pháp dạy con Tag với:Để hiểu con cái

mua sắm cùng shopee

Nói về Nuôi con đúng cách

Yêu thương thôi chưa đủ. Hãy cho con phát triển một cách toàn diện nhất

Bài viết trước « Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ
Bài viết sau Cách dạy con của người Nhật »

Reader Interactions

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Sách hay cho trẻ từ 0-2 tuổi
  • Sách Ehon nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
  • Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo
  • Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (119)
  • Tin Tức (14)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (36)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con