Mục lục bài viết:
Vì sao con không tâm sự và chia sẻ với bố mẹ
Các bậc cha mẹ thường không hiểu vì sao con chẳng bao giờ chịu tâm sự hay chia sẻ những điều trong lòng với mình. Có những chuyện xảy ra nhưng cha mẹ lại không hề biết, hoặc có khi con chỉ nói điều đó với một ai xa lạ, một đứa bạn thân, cô hàng xóm hay ai đó không phải mình. Cha mẹ không thể thay đổi con cái, những có thể thay đổi cách ta tương tác với con, dưới đây là những lý do mà con không muốn tâm sự với bạn
1. Cha mẹ giải quyết tất cả những vấn đề của con
Cha mẹ thường lầm tưởng rằng con luôn muốn lời khuyên hoặc hướng giải quyết từ mình. Thay vì lắng nghe ý kiến của trẻ, cha mẹ thường nhảy vào với ý kiến và suy nghĩ của riêng mình. Hãy hỏi con: “Con có muốn bố/mẹ giải quyết việc này giúp con không”?, khuyến khích con tự động não để giải quyết vấn đề, để con giải quyết vấn đề theo cách riêng của con, mặc dù đó không phải là cách hoàn hảo nhất
2. Cha mẹ thường không phải là người hiểu con nhất
Cha mẹ luôn cho rằng con còn bé và chưa hiểu chuyện, do đó, con thường không dám nói ra những suy nghĩ của mình. Theo đó, phụ huynh thường phớt lờ và gạt đi mỗi khi con có chuyện muốn hỏi. Từ đó, con trẻ sẽ dần mất lòng tin vào cha mẹ và trở nên xa lánh các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, việc yêu thương con đúng cách là việc cha mẹ cần phải biết để những lúc muốn tâm sự, người nơi con tìm đến sẽ là gia đình chứ không phải một ai khác.
3. Cha mẹ luôn nói quá nhiều
Nếu con là một người hướng nội, con có thể cần thời gian để được yên tĩnh, được ở một mình. Cha mẹ hãy hỏi những câu hỏi gợi mở, đợi con trả lời, hoặc lắng nghe con mà không ngắt lời
4. Cha mẹ luôn có sự thiên vị
Việc san sẻ tình yêu thường nhiều khi cũng vô tình làm con bị tổn thưởng tâm lý. Nếu trước đó đứa con cả đang được hưởng trọn tình yêu thương của cha mẹ, khi mẹ sinh thêm em bé thường cảm thấy bị hụt hẫng. Từ đó, con sẽ càng trở nên xa cách với cha mẹ hơn
5. Cha mẹ hay phán xét
Con có thể không nói chuyện với cha mẹ vì sợ phản ứng của bạn. Con sẽ cảm thấy rằng cha mẹ chỉ trích những quyết định của con, nói điều gì đó tiêu cực, hay là đưa ra những hậu quả. Cha mẹ hãy chú ý kiềm chế phản ứng của mình ở mức trung lập, hỏi thêm chi tiết về vấn dề trước khi vội đưa ra kết luận, luôn theo dõi cảm giác của con
6. Cha mẹ không tập trung để nghe con nói
Khi con sẵn sàng để chia sẻ, cha mẹ lại không dành đủ sự chú ý cho con, hoặc con đã mệt mỏi với việc phải tranh giành sự chú ý với máy tính hoặc điện thoại của bạn. Hãy cất điện thoại đi mỗi khi con đi học về hoặc cha mẹ đi làm về
7. Cha mẹ hay áp đặt con theo suy nghĩ của mình
Người lớn thường không cho con cái quyết định theo cái mình thích mà luôn đưa ra những quan điểm để áp đặt cho con cái. Cha mẹ đã bao giờ hỏi con muốn gì, đã bao giờ cho con quyết định những điều mình muốn? Chính những việc cha mẹ đang làm nhiều khi đã vô tình tạo nên những áp lực cho tương lai của con. Hãy để con tự giải quyết vấn đề của mình, từ những vấn đề nhỏ nhất.
Trả lời