Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng phải trải qua một thời gắn bó, nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa vởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường gia tăng trong thời gian gần đây đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh và đang là vấn nạn của giáo dục. Mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.
Một trong nhưng nguyên nhân cơ bản của vấn nạn này là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần chuyển thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không dáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác.
Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: Dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường, gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: Học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lý, sốc về tinh thần, cảm thấy xấu hổ với bạn bè và mọi người xung quanh. Bạo lực học đường giờ đây không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà còn có xu hướng lan rộng ra bên ngoài và trên internet.
Bạo lực học đường hiện nay không còn là những trận đánh nhau giữa các học sinh mà còn là những trận xung đột trực tiếp giữa học trò và thầy cô. Sự gia tăng chóng mặt của bạo lực học đường phần nào phản ánh sự xuống cấp nghiêm trọng của các giá trị đạo đức xã hội. Đã đến lúc nói không với bạo lực học đường và phục hồi các giá trị tích cực trong môi trường sư phạm.
Hơn 1600 vụ học sinh đánh nhau hàng năm, bình quân 5 vụ/ngày, trong 11000 học sinh đang đi học thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Những con số khủng khiếp này có thể chưa phản ánh đầy đủ và chân thực nhất về thực trạng bạo lực học đường hiện nay. Học sinh thời nào cũng hiếu động, nghịch ngợm nhưng hậu quả của bạo lực học đường tính đến thời điểm hiện tại ngoài những nỗi đau về thể xác còn là những nỗi đau tinh thần khó chữa lành. Còn chưa kể đến những sang chấn tâm lý dẫn đến hậu quả nghiệm trọng, thậm chí là trầm cảm, sợ hãi, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Trước những hậu quả và nguyên nhân trên, cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những hành vi bạo lực học đường trong xã hội hiện nay. Trước hết, bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chinh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn. Nhà trường cần có những phương pháp giáo dục toàn diện hơn, chặt chẽ hơn để học sinh có thể nhìn thấy những tác hại khôn lường từ hành vi thiếu ý thức của mình. Gia đình cũng cần quan tâm tới cuộc sống của con cái nhiều hơn, hạn chế cho con tiếp xúc với những môi trường chứa nhiều bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử.
Việc kiềm chế và tiến tới triệt tiêu bạo lực học đường hẳn sẽ còn rất khó khăn và mất nhiều thời gian, tuy nhiên khó không phải là không thể. Phải làm và làm rất quyết liệt mới mong có được một môi trường học đường an toàn, thân thiện. Cần xem giáo dục là nền tảng. Cha mẹ cần quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của con, nhưng cha mẹ không nên quản lí con quá khắt khe làm con có cảm giác bị chói buộc và không được thể chia sẻ cùng cha mẹ. Cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành đối với con hoặc tìm cho con những người bạn đáng tin tưởng mà con có thể chia sẻ trong cuộc sống.
Nhà trường nên quan tâm tới học sinh, không cho phép chia bè, kéo cánh chế nhạo hành vi của một cá nhân trong lớp học dẫn tới các em bị chán nản vì dồn vào đường cùng mà dẫn tới hành vi xấu.
Đồng thời nhà trường cũng nên có những biện pháp mạnh với những học sinh chuyên gây gổ đánh nhau để làm gương cho những học sinh khác.
Dạy cho học sinh kỹ năng kiểm soát bản thân trong cơn nóng giận, giảm bớt nóng giận khuyến khích học sinh thông báo những biểu hiện về bạo lực học đường cho giáo viên.
Giải quyết vấn đề bạo lực học đường gia tăng trong thời gian gần đây đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho xã hội. Mỗi cá nhân cần chung tay để tạo một môi trường giáo dục trong sáng và hiệu quả như đúng bản chất của nó, để “mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui”.
>>> Xem thêm: Phạt con sao cho đúng để không ảnh hưởng đến tâm lý?
Trả lời