Mục lục bài viết:
Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
Bệnh sởi là một trong những bệnh hay dễ mắc ở trẻ nhỏ theo mùa. Bệnh khá phức tạp và gây nên biến chứng nặng nếu không chữa trị kịp thời.
Xem thêm:
Triệu chứng khi trẻ mắc bệnh sởi
Trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: Trẻ nhiễm virus sởi sau 10 – 14 ngày không biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt của bệnh.
- Giai đoạn tiền triệu: Trong 2 – 4 ngày tiếp theo, trẻ bị sốt nhẹ, ho khan không đờm, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng và xuất hiện nội ban (hạt koplik).
- Giai đoạn phát ban: Sau 10-18 ngày, trẻ có đầy đủ các triệu trứng bệnh sởi như những nốt ban đỏ mịn, không đau, không mủ, ít ngứa nổi gồ sau tai, mặt (ngày thứ nhất) và dần dần lan xuống cánh tay, ngực, lưng (ngày thứ 2) và chân, đùi, bụng (ngày thứ 3) trong 24-48 tiếng. Nếu các nốt ban hợp lại thành mảng lớn 3-6mm có thể kết luận là bệnh sởi ở trẻ nhỏ đang tiến triển nặng thêm.
- Giai đoạn lui bệnh: Các nốt ban bắt đầu biến mất theo thứ tự từ mặt tới thân mình, các chi và để lại nột thâm tróc da mỏng thâm loang lổ.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh sởi
- Viêm tai giữa: Đây là biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng nặng sau này nếu không được chữa trị kịp thời. Trẻ có thể bị thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm hay áp xe não.
- Viêm loét giác mạc: Nếu trường hợp trẻ thiếu vitamin A khi mắc sởi có thể khiến mờ, hỏng giác mạc, mủ nhãn cầu dẫn tới thị lực giảm đến mù vĩnh viễn.
- Viêm não cấp tính: Chiếm khoảng 0,1% số ca mắc sởi. Trẻ nhỏ sau khi phát ban (1-15 ngày) xuất hiện các triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, đau đầu, nôn, cứng gáy.
- Tiêu chảy: Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi dễ bị lây nhiễm li trực trùng dẫn tới tiêu chảy kéo dài.
- Viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu,influenzae tuýp b, hemophilus, liên cầu nhóm A, phế cầu.
- Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Các biến chứng khác ít gặp liên quan tới thần kinh như liệt nửa người, xung huyết tĩnh mạch não và hội chứng guillain-barree.
Khi nào cần đưa trẻ mắc bệnh sởi tới bệnh viện
Không được chủ quan với các biểu hiện của việc trẻ mắc sởi. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến bệnh viện:
- Trẻ liên tục sốt cao trên 39, 40 độ C.
- Suy hô hấp như: Thở nhanh, lơ mơ, không chịu ăn uống.
- Phát ban toàn thân (đến chân) mà vẫn chưa hết sốt.
Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em
- Uống nước, điện giải
- Uống thuốc long đờm và thuốc kháng histamin.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% 3 lần/ngày.
- Sát trùng tai mũi họng bằng dung dịch argyrol, chloromycetin.
- Hồi sức tim mạch, hồi sức hô hấp bằng thở oxy khi trẻ bị suy hô hấp.
- Hạ sốt bằng paracetamol, phương pháp vật lý như chườm khăn mát, mặc quần áo thoáng.
- Dùng kháng sinh khi trẻ bị bội nhiễm, suy dinh dưỡng, xuất hiện biến chứng viêm não, viêm thanh quản.
Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi tại nhà
- Cần cách ly tránh bệnh lây lan
- Uống bù nước thường xuyên
- Nấu thức ăn chín kỹ, chia làm nhiều bữa.
- Rửa sạch tay, đeo khẩu trang mỗi lần tiếp xúc với trẻ.
- Bổ sung vitamin A bảo vệ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ cho từng lứa tuổi.
- Cắt móng tay cho trẻ, tắm hàng ngày, tránh để lạnh, giữ phòng thông thoáng.
Trẻ mắc bệnh sởi nên kiêng gì?
- Kiêng bẩn, gió lạnh, ánh sáng trực tiếp.
- Kiêng thức ăn chứa protein dị ứng, các loại gia vị kích thích.
- Không uống các loại nước có ga, đồ uống kích thích.
- Không dùng kháng sinh nếu không xuất hiện các biến chứng.
- Không kiêng nhiều thực phẩm để kịp bù đắp chất dinh dưỡng bị do nhiễm trùng.
Chúc cha mẹ và các con khỏe mạnh!
Nếu bạn thấy bài viết: “Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi” này giúp ích cho bạn, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!
Trả lời