Mục lục bài viết:
Nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc đêm?
Hiện tượng trẻ nhỏ quấy khóc vào ban đêm khiến cho nhiều gia đình mất ngủ và cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên muốn khắc phục được tình trạng trên các cha mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân thì mới có cách khắc phục hiệu quả được. Thực tế có 2 nguyên nhân chính sẽ trả lời cho câu hỏi vì sao trẻ hay khóc đêm, cụ thể là:
Xem thêm:
Trẻ hay khóc đêm là do tình hình sức khỏe của trẻ
– Trẻ hay khóc đêm do thiếu canxi:
Việc trẻ thiếu can xi sẽ có những biểu hiện như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là trẻ bị rụng tóc vành khăn. Việc trẻ thiếu canxi liên quan đến chứng còi xương, khiến trẻ buồn bực khó chịu trong người dẫn đến hiện tượng ngủ không ngon giấc.
Với nguyên nhân này cha mẹ có thể cho con bổ sung can xi bằng cách tắm nắng, uống bổ sung can xi, ăn những thực phẩm giàu can xi như trứng, sữa, hải sản…
– Trẻ hay khóc đêm do đau và khó chịu do mọc răng:
Trẻ thường có biểu hiện sốt hoặc hâm hấp khi mọc răng, ngứa lợi, nứt lợi dẫn đến hiện tượng gò má, cằm, nướu có dấu hiệu sưng đỏ khó chịu.
Khi trẻ có dấu hiệu mọc răng cha mẹ có thể chườm lạnh cho con đỡ đau, khi răng nhú lên trẻ sẽ ngủ ngon hơn.
– Trẻ hay khóc đêm do nghẹt mũi hoặc cảm sốt:
Khi thời tiết chuyển mùa hoặc trẻ bị cảm lạnh, viêm họng sẽ có hiện tương bị ngạt mũi khó thở, trẻ phải thở bằng miệng tuy nhiên việc thở bằng miệng sẽ khiến cho trẻ bị ho, khó chịu. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý xịt và rửa mũi cho trẻ để thông đường thở, giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Nếu trẻ sốt cao cha mẹ cho con uống thuốc hạ sốt và chườm để hạ sốt.
Cha mẹ cùng cần chú ý đến nhiệt độ phòng ngủ để không khiến trẻ bị lạnh hoặc quá nóng cũng khiến trẻ khó ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trẻ hay khóc đêm do những tác động khác
– Do trẻ hoạt động quá sức:
Nếu trong ngày hoặc trước khi đi ngủ trẻ chạy nhảy và hoạt động quá sức sẽ khiến cho não bộ vẫn trong trạng thái hưng phấn, thậm chí mê sảng, gặp ác mộng khi ngủ, giật mình thức dậy…
– Tiếng ồn, tiếng động mạnh:
Việc có những âm thanh bất ngờ phát ra sẽ khiến trẻ giật mình, sợ hoặc trằn trọc không ngủ được. Nên cha mẹ cần hạn chế tiếng ồn và lựa chọn vị trí ngủ yên tĩnh cho trẻ.
– Vấn đề vệ sinh của trẻ:
Nếu trẻ đi tiểu nhiều bị tràn bỉm, đi vệ sinh nặng hoặc trong quá trình tắm rửa vệ sinh cho trẻ chưa sạch sẽ sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu , trằn trọc không ngủ được…cha mẹ có thể cho con đi tiểu trước khi đi ngủ để hạn chế việc trẻ phải thức dậy ban đêm và vệ sinh thân thể con sạch sẽ, vệ sinh phòng ngủ sao cho thoáng mát, không quá sáng và không khí trong lành để trẻ ngủ sâu giấc hơn.
– Côn trùng:
Để tránh việc muỗi, côn trùng đốt trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khó ngủ cha mẹ có biện pháp như mắc màn, diệt muỗi, kiến…để trẻ không bị côn trùng đốt khi đang ngủ.
– Thời gian ngủ chưa phù hợp:
Mỗi độ tuổi trẻ sẽ ngủ số giờ và việc phân bổ giờ giấc ngủ khác nhau tuy nhiên các cha mẹ cần lưu ý để có sự phân biệt giấc ngủ ngắn ban ngày và giấc ngủ dài ban đêm để trẻ có thể ngủ đủ giấc cũng như tránh sự mệt mỏi cho trẻ khi phân bổ thời gian không đều và giờ giấc ngủ không cố định.
Các cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân từ những biểu hiện cụ thể của trẻ để có phương án giúp trẻ ngủ tốt nhất, hạn chế tối đa việc trẻ quấy khóc đêm nhé.
Nếu bạn thấy bài viết “Vì sao trẻ hay khóc đêm?” này có ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết dạy con hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!
Trả lời