• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Phương pháp dạy con » Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm

Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm

25/08/2020 01/09/2020 admin 0 Comment

Mục lục bài viết:

  • Cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
    • Cần giữ bình tĩnh và xác định nguồn khói
    • Dùng khăn ướt che kín mũi để thoát hiểm ra ngoài
    • Cách di chuyển để thoát hiểm
    • Khi phát hiện cháy cần nhớ:
    • Không quay lại khi đã thoát ra ngoài
  • Cách thoát hiểm khi kẹt trong thang máy
    • Bài viết liên quan

Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm trong mọi trường hợp.

Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm

Kỹ năng bảo vệ bản thân đối với trẻ nhỏ là điều vô cùng quan trọng và đã được các cha mẹ ngày càng quan tâm.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc con trẻ luôn bị những mỗi nguy hiểm rình rập thì cha mẹ dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm cho con là điều vô cùng cần thiết. Trẻ sẽ gặp phải rất nhiều nơi nguy hiểm như:

  • Gặp hỏa hoạn
  • Kẹt trong thang máy
  • Khi bị đuối nước
  • …

Xem thêm: Rèn con vào kỉ luật mà không cần đòn roi

Cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Cần giữ bình tĩnh và xác định nguồn khói

Khi xảy hỏa hoạn, việc đầu tiên con cần thật bình tĩnh để xác định nguồn cháy phát tác từ đâu và để có hướng thoát hiểm, tránh trường hợp do hoảng loạn quá và không nghĩ ra các phương án thoát hiểm. Khi phát hiện ra cháy, việc đầu tiên cần làm là gọi điện cho cứu hỏa 114 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất và chạy ra ban công nơi có thoáng khí nhất

Dùng khăn ướt che kín mũi để thoát hiểm ra ngoài

Khi  xác định được nguồn cháy trước khi thoát ra ngoài con sẽ phải nhanh chóng lấy chăn mỏng hoặc quần áo dễ thấm hút nước và khăn mặt thấm nước để choàng vào người và che kín mũi, miệng bởi lúc này tấm vải sẽ là mặt nạ phòng độc, giúp con lọc khí và thở dễ dàng hơn.

Cách di chuyển để thoát hiểm

Khói thường nhẹ hơn không khí nên thường bốc lên cao. Vì vậy phía dưới sát sàn thường có một lượng oxi đủ để chúng ta thở và tránh được việc ngạt khói. Khi di chuyển tuyệt đối không đứng lên để chạy thật nhanh ra khỏi đám khói mà chúng ta di chuyển bằng cách cúi mình xuống thấp mặt sàn, thậm chí có thể bò… và thoát ra khỏi phòng 1 cách nhanh nhất. Chú ý trong quá trình di chuyển không nên nói nhiều, hét to,… vì sẽ rất dễ bị ngạt và gây tử vong.

Khi phát hiện cháy cần nhớ:

  • Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà, đi tìm đồ chơi hay các đồ vật của con vì đám cháy rất nhanh nếu con không thoát ra ngoài thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của con
  • Không tìm hiểu đám cháy, tò mò xem cháy ở đâu
  • Khi ra ngoài, chỉ mở cửa lối con cần đi và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan rộng
  • Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
    Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể
  • Khi xảy ra cháy ở trường cần nhanh chóng và làm theo sự hướng dẫn của các thầy cô, không tự ý rời khỏi thầy cô.
  • Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi tòa nhà chung cư xảy ra cháy mà nhanh chóng di chuyển bằng thang bộ

Không quay lại khi đã thoát ra ngoài

Con nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Con có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp con nhanh hơn

  • Hướng dẫn con cách báo cáo cho mọi người gia đình mình còn những ai trong đám cháy để đội lính cứu hỏa kịp thời cứu chữa.
  • Nếu quay lại nhà bị cháy, con sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

=> Cha mẹ nên cho con tham gia các lớp học kỹ năng sống để dạy cho con về kỹ năng thoát hiểm khi bị cháy hoặc có thể hướng dẫn cho con trực tiếp tại nhà

Cách thoát hiểm khi kẹt trong thang máy

Cách thoát hiểm khi kẹt trong thang máy

Hiện nay, thang máy trở nên vô cùng thuận lợi và hữu ích tuy nhiên các vấn đề trục trặc khi sử dụng thang máy là không hề ít. Cha mẹ hãy chia sẻ và hướng dẫn để con có biết và xử lý khi gặp phải

Nếu thang máy đột ngột dừng hoặc chạy giật cục, đèn tắt, ta nên làm theo các bước sau:

  • Trước hết cần giữ bình tĩnh, hít thở sâu, nhắm mắt lại rồi từ từ mở ra để mắt quen với bóng tối
  • Dựa lưng vào tường, gần bảng điều khiển, nắm chắc tay vịn, hơi khuỵu gối đề phòng thang trôi tự do rồi đột ngột dừng lại (chỉ bỏ tư thế này khi thang đã đứng yên và phải quay lại tư thế này ngay khi cảm thấy thang không ổn định hoặc đang trôi).
  • Khi thang đứng yên và mắt đã quen với bóng tối, thì tìm cách liên lạc với bên ngoài: điện thoại, bấm nút khẩn cấp, gọi to, gõ vào cửa thang (nên lấy chùm chìa khóa, bút cứng, không nên giậm chân hay nắm tay nện vào cửa vì một số thang yếu dễ tròng trành làm ta mất bình tĩnh).
  • Nếu không ai giúp thì ìm vài vật kim loại cứng để mở cửa.Một tay đưa vật kim loại vào khe cửa và từ từ bẩy ra, tay kia hỗ trợ bám vào mép cửa kéo từ từ nhưng mạnh và dứt khoát. Lưu ý nếu dùng chìa khóa, ta lách chìa vào và vặn nhẹ nhàng như khi mở khóa, sau đó dùng sống chìa để bẩy cửa, tránh bẻ ngang chìa sẽ gãy.
  • Tạo ra tiếng động để báo cho mọi người biết rằng mình đang ở trong và chờ sự trợ giúp của mọi người.
Rate this post

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng lắng nghe như thế nào?
  • ren-luyen-cac-ky-nang-de-giup-tre-tu-lap-moi-ngay
    Rèn luyện các kỹ năng để giúp trẻ tự lập mỗi ngày
  • Một số bí quyết dạy trẻ học toán phản xạ
    Một số bí quyết dạy trẻ học toán phản xạ
  • Dạy trẻ nhận dạng các con số và phép tính
    Mách cha mẹ cách dạy toán lớp 1 cho trẻ
  • Khi trẻ dậy thì sớm
    Khi trẻ dậy thì sớm

Category: Phương pháp dạy con Tags: Dạy trẻ bảo vệ bản thân

mua sắm cùng shopee

Reader Interactions

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Sách hay cho trẻ từ 0-2 tuổi
  • Sách Ehon nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
  • Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo
  • Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (119)
  • Tin Tức (14)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (36)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con