Hậu quả nghiêm trọng của việc không quan tâm đến con
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ đã có thể nghe, cảm nhận được giọng nói, tình yêu thương của cha mẹ. Đến khi trẻ sinh ra, tình cảm cha mẹ và con sẽ là động lực cơ bản cho sự phát triển của trẻ, nó giúp hình thành nhân cách và khả năng thích ứng với xã hội của trẻ nhỏ, bởi ngay từ khi còn nhỏ trẻ dễ bị ảnh hưởng tâm lý hoặc tính cách.
Xem thêm:
1. Nguyên nhân của việc không quan tâm đến con
- Thời gian dành cho con: Xã hội hiện đại bây giờ khiến các cha mẹ bận rộn với công việc, gia đình lại có điều kiện nên dành ít thời gian cho con cái, thậm chí nhường hết lại việc chăm sóc, đưa đón con đi học cho giúp việc hoặc ông bà.
- Thời gian của trẻ cũng ít: Viêc học thêm của trẻ cũng nhiều hơn, các kênh giải trí như mạng xã hội, các thiết bị điện tử cũng đa dạng hơn nên việc chia sẻ, quan tâm hay nói chuyện, chơi với con theo kiểu xã hội truyền thống ngày xưa đã giảm đi rất nhiều.
- Có nhiều người hỗ trợ tương tác với con: Các ông bà ngày xưa làm ruộng, trồng rau..nên ít thời gian trông con cháu, bây giờ đi làm công ty, cơ quan nhiều nên các ông bà nghỉ hưu, giành nhiều thời gian cho con cháu + đời sống kinh tế khấm khá nên thuê giúp việc.
- Do suy nghĩ và quan niệm: nhiều cha mẹ quan niệm rằng mình còn trẻ phải lao vào kiếm tiền cho cuộc sống gia đình đủ đầy, mình lo cho con không phải thiếu thốn về vật chất, cuộc sống bộn bề bao thứ phải lo toan.
2. Hậu quả của việc không quan tâm đến con
- Ngày càng nhiều trẻ phạm tội hoặc có hành vi bạo lực: 6 tháng đầu năm 2011 cục phòng chống tội phạm bộ công an đã xử lý hơn 22 nghìn đối tượng phạm tội trong đó có hơn 75% là các thanh thiếu niên và trong đó hoàn cảnh gia đình của các phạm nhân là 11% do bố mẹ li hôn, 29% là do bố mẹ không đáp ứng nhu cầu của con, 5% là do bố mẹ từ chối nuôi dưỡng con và 45% là do bố mẹ không quan tâm và bỏ bê con.
- Kết quả học tập sa sút hoặc không tương xứng với khả năng của các con
- Trẻ mắc các bệnh về tâm lý: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, nhút nhát…
- Trẻ thiếu thốn tình cảm, ảnh hưởng tới tính cách: Ích kỷ, ghen tỵ…
- Phát triển ngôn ngữ kém, thiếu các kỹ năng cần thiết
- Gần gũi người giúp việc và ông bà hơn bố mẹ
- Không có thói quen chia sẻ hay nói chuyện, tâm sự: Các con sẽ tìm đến những đối tượng khác…dễ bị xâm hại, bắt cóc hoặc mắc các tệ nạn xã hội.
3. Giải pháp cho cha mẹ
- Bố mẹ làm bạn với con: Bố mẹ thường xuyên nói chuyện, tâm sự, hỏi han chia sẻ với con để có thể bầu bạn, hướng dẫn hoặc đính hướng cho con cũng như nắm bắt được tâm lý, tính cách cũng như đưa ra các phương án xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh xung quanh con. Nói chuyện với con về những tình huồng con có thể gặp phải như: bị bạn đánh, tẩy chay, nói xấu…giúp con nhận diện vấn đề từ đó chủ động hơn trong phương án giải quyết, tránh trường hợp con gặp phải lại loay hoay không biết cách xử lý, thậm chí có thể bị ảnh hưởng đến tâm lý. Có những cái nếu cha mẹ làm bạn cùng con sẽ có thể đón đầu được các phát sinh có thể xảy đến với con (vì con chưa thể lường trước được).
- Bố mẹ đồng hành cùng con: Bố mẹ thường xuyên cùng con tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng con cũng như dã ngoại, trải nghiệm…các chương trình tổ chức cho cả gia đình + con để có thể quan sát và đồng hành cùng con trong mọi hoạt động từ đó cũng có thể phát hiện ra những tính cách hay góc khuất trong cách tương tác của con với người khác để từ đó có sự tác động, điều chỉnh tới con.
- Cho con tham gia các hoạt động gắn kết với cộng đồng hoặc các chương trình thiện nguyện: Để con quan sát, nhìn nhận từ thực tế để có trách nhiệm và yêu thương mọi người hơn, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
- Cho con học các bộ môn để giúp con tự tin, năng động, chủ động và hòa đồng hơn: tiếng anh, kỹ năng sống, bơi lội, cờ vua…khi bản thân con tự tin và có thể làm chủ được mình chúng sẽ tự biết cách để gắn kết cũng như cùng với bố mẹ có sự chủ động và chia sẻ, thấu hiểu với bố mẹ nhiều hơn.
Nếu cha mẹ thường xuyên đi công tác, không có nhiều thời gian để ở bên cạnh con chúng ta cũng có thể có những giải pháp như có thể xem xét mức độ, tính chất công việc để cho con đi cùng để con thấu hiểu và cảm nhận những việc cha mẹ làm đồng thời có cơ hội được cho con khám phá và ở bên cạnh con. Hoặc đi công tác nhưng ngoài những lúc phải làm việc cha mẹ cũng có thể gọi điện, nói chuyện, hỏi han và chia sẻ cùng con. Hiện nay thời buổi công nghệ thông tin hiện đại chúng ta có thể gọi zalo, facetime…để cho con sự gần gũi cũng như gắn kết với nhau hơn.
Có thể quan niệm và cách quan tâm chăm sóc của các thế hệ khác nhau nên cha mẹ cũng cần đón đầu để không có sự căng thẳng giữa các thành viên và con cái không bị đứng giữa các phương pháp rồi cũng không biết nên nghe lời ai.
Nếu bạn thấy bài viết: “Hậu quả nghiêm trọng của việc không quan tâm đến con” này có ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!
Trả lời