Mục lục bài viết:
Tác hại của công nghệ đối với trẻ
Như chúng ta thấy, công nghệ thông tin đã và đang chi phối mọi hoạt động của con người trong các lĩnh vực khác nhau. Nó mang lại nhiều lợi ích cho con người trong việc cung cấp thông tin, lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ quản lý, giải trí. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại vẫn còn tồn tại rất nhiều các hạn chế làm ảnh hưởng không chỉ tới người lớn mà còn tới trẻ em.
Xem thêm:
Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ
Ở thời đại công nghệ 4.0 trẻ được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ thông tin từ rất sớm. Bố mẹ mải miết với công việc mà quên bỏ ra một chút thời gian để cùng học, cùng chơi với con. Thay vào đó là trao cho bé “một món đồ chơi thông minh” để mình có thời gian làm việc, nghỉ ngơi mà không bị con làm phiền. Điều đó vô tình hình thành ở trẻ những thói quen không tốt và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ:
– Tổn thương tay trẻ
Tổn thương này phát sinh khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào các nút lệnh điều khiển trên màn hình điện thoại, Ipad, máy tính gây tổn thương tới gân duỗi ngón cái.
– Tăng nguy cơ béo phì
Tỉ lệ béo phì ngày càng gia tăng, nhất là ở các thành phố lớn. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ ngồi quá nhiều và lười vận động. Khi bận bịu với công việc, cha mẹ thường để con ngồi xem tivi, nghịch điện thoại và ăn các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, trẻ không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài và ít được tham gia các hoạt động bổ ích. Điều này dẫn đến thừa cân béo phì ở trẻ và kéo theo các bệnh liên quan khác như huyết áp cao, máu nhiễm mỡ,
– Ảnh hưởng đến hệ xương
Vận động là nhu cầu thiết yếu để con trẻ phát triển. Tuy nhiên các chương trình trên tivi quá hấp dẫn mà cha mẹ không bám sát thời gian xem của con đã khiến trẻ ngại vận động, không có nhu cầu tham gia các trò chơi vận động khác. Điều này khiến cho trẻ bị ì, chậm chạp, cơ và xương phát triển không tốt. Ngoài ra, tư thế ngồi khi xem cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển hệ xương của trẻ và rất dễ bị gù, cong vẹo cột sống.
– Tổn thương mắt
Trẻ tập trung chú ý chơi các trò chơi điện tử quá lâu cộng với ánh sáng thiết bị công nghệ sẽ gây mỏi mắt cho trẻ do phải điều tiết nhiều.
Ngoài ra những yếu tố như: Khoảng cách từ mắt trẻ tới thiết bị không đảm bảo quy định hoặc lượng ánh sáng không đủ hay quá sáng đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt trẻ, làm cho trẻ có cảm giác nhìn mờ, nheo mắt, nhức đầu, thậm chí có thể làm trẻ bị cận thị, loạn thị…
Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
Sử dụng thiết bị sai mục đích gây ra những hậu quả thật khó lường. Ở cái độ tuổi lẽ ra phải được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài thì thay vào cái khoảng thời gian đó các bạn nhỏ lại đắm mình vào các trò chơi trên điện thoại, trên máy tính bảng. Và đây là lý do tại sao tỷ lệ trẻ tự kỉ và tăng động ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn.
Có lẽ cái tên “quái vật MoMo” với những thử thách kinh hoàng không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề tới mức bị “tẩy não” mà làm theo các thử thách một cách vô thức. Đây là một minh chứng xác thực nhất về tác hại của công nghệ đối với tâm lý của trẻ.
Ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng smartphone và máy tính bảng làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ em vì nó làm giảm khả năng chú ý của trẻ. Khi quá mải miết với các trò chơi, các bộ phim hoạt hình trẻ có thể không chú ý tới những sự việc diễn ra xung quanh mình. Nhiều khi bố mẹ gọi mà trẻ không nghe thấy hoặc nghe thấy nhưng không phản hồi lại. Những video, và trò chơi trực tuyến với nhiều hình ảnh đẹp, màu sắc sống động hấp dẫn trẻ hơn so với những đồ thật, vật thật, điều này tạo cho trẻ tâm lý không thích thú, phần nào làm hạn chế sự tưởng tượng, sáng tạo mới chớm nở của trẻ và làm chậm sự phát triển của giác quan vận động và thị giác. Mà đây là những yêu tố quan trọng đối với việc học hỏi và ứng dụng các môn học.
Ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của trẻ
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp con người không thể phát triển và cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên thời gian tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá nhiều đã dần khiến cho các biểu hiện về giao tiếp giảm đi. Nhu cầu về giao tiếp của trẻ rất lớn, chúng luôn muốn được nói, được chia sẻ với mọi người xung quanh. Thông qua giao tiếp giúp trẻ phát triển về nhận thức và ngôn ngữ. tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh rất ít khi trò chuyện với trẻ mà thay vào đó là để con tự chơi với điện thoại. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy thụ động, không biết diễn tả cảm xúc của mình, nhiều trẻ chậm nói hoặc bị rối loạn về ngôn ngữ.
Hãy đặt các thiết bị công nghệ xuống để dành một chút thời gian cho các con, cùng các con vui chơi, học tập và rèn luyện, biết lắng nghe và trò chuyện với trẻ nhiều hơn để con phát triển theo đúng độ tuổi của con.
Trả lời