Hướng dẫn con cách vẽ sơ đồ tư duy ứng dụng với các chủ đề
Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích để cha mẹ và con có thể tổng hợp và phân tích từng vẫn đề cụ thể cụ thể với các môn học/ chủ đề…. Nó giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về một vấn đề.
Khi sử dụng sơ đồ tư duy, cha mẹ cùng con rèn luyện khả năng bao quát, sự sáng tạo, linh hoạt và rèn kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng tổng hợp và phân tích vấn đề.
Cha mẹ có thể ứng dụng cùng con để xây dựng và triển khai các chủ đề theo sơ đồ tư duy. Hãy cùng con thực hiện hàng ngày như:
- Tổng kết các hoạt động trong ngày
- Tóm tắt nội dung bài đọc
- Hệ thống môn học và nhiệm vụ cần thực hiện
- Báo cáo về mục tiêu chinh phục,…
Hãy cùng đọc đọc hết bài viết này để ứng dụng cùng con nhé.
Hình thành sơ đồ tư duy theo các bước để con biết rằng cách triển khai một chủ đề/ từ khóa cần thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Xác định từ khóa
- Bước 2: Vẽ chủ đề – từ khóa ở trung tâm.
- Bước 3: Vẽ thêm các nhánh chính (Ý chính 1,2,3,…)
- Bước 4: Triển khai các ý từ nhánh chính ( ý phụ) cấp 2, cấp 3, …
- Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa thêm phần sinh động cho sơ đồ. Có thể phân nhánh và chia màu để các con ghi nhớ và nhận diện rõ ràng về từng nhánh chính/ phụ.
Một số ví dụ để hướng dẫn con cách vẽ sơ đồ tư duy và cùng con vận hành nó hàng ngày
– Ví dụ 1: Các cha mẹ có thể tham khảo cho con cách vẽ sơ đồ tuy duy để con giới thiệu về bản thân mình
- Bước 1: Xác định được chủ đề (Tên của con)
- Bước 2: Xác định các nhánh chính (tuổi, sở thích, sở ghét, ước mơ; tính cách, hình dáng,….)
- Bước 3: Triển khai chính (con bao nhiểu tuổi; sở thích của con là gì,…)
- Bước 4: Triển khai các nhánh phụ (5 tuổi; con thích vẽ tranh và kể chuyện,…)
- Bước 5: Trang trí, tô màu và hoàn thành sơ đồ tư duy giới thiệu về bản thân
Trên cơ sở con vẽ về bản thân con, cha mẹ có thể hướng dẫn cho con để mỗi ngày con vẽ 1 sơ đồ tư duy về 1 người bạn hoặc một người khi con làm quen, con gặp và đã nói chuyện.
– Ví dụ 2: Các cha mẹ có thể vận hành ứng dụng sơ đồ tư duy để con hoàn hiện thời gian biểu của mình trong ngày.
- Bước 1: Xác định được chủ đề (thứ, mục tiêu trong ngày…)
- Bước 2: Liệt kê tất cả các công việc và các mốc giờ cần thực hiện trong ngày (Trả lời cho các câu hỏi What: Công việc gì? Who: Những ai liên quan? When: Khi nào thực hiện? Where: Thực hiện ở đâu? Why: Tại sao phải thực hiện? How: Thực hiện như thế nào?… )
- Bước 3: Vẽ các nhánh chính (có thể là các mốc: Sáng, Trưa, Chiều, Tối…)
- Bước 4: Thiết kế các nhánh phụ (là những công việc và thời gian con cần thực hiện)
- Bước 5: Trang trí, tô màu và hoàn thành sơ đồ tư duy
Cha mẹ có thể gợi ý cho con trang trí vẽ hình các công việc của con thay vì viết nhiều chữ (ví dụ: đọc sách: con sẽ vẽ quyển sách, quét nhà: con sẽ vẽ cái chổi…).
Cha mẹ có thể hướng dẫn cho con để mỗi ngày con vẽ 1 sơ đồ tư duy (đóng thành quyển) để con lập thành thời gian biểu của mình.
– Ví dụ 3: Sử dụng sơ đồ tư duy để nhận diện và chinh phục mục tiêu để khắc phục nhược điểm của bản thân
Ở đây, từ khóa của sơ đồ là “lười học”. Các nhánh chính được triển khai theo công thức lập trình não bộ 5W + 1H và mệnh đề If and then, cụ thể:
- What (Biểu hiện?): Không tập trung khi học, chưa tự giác ghi chép bài, chưa tự giác hoàn thành bài tập….
- Why (Tại sao?): con không muốn học, mải chơi,…
- Where + When (khi nào + ở đâu?): học trên lớp+ học ở nhà,…
- Who (Ai?)
- Ai lười biếng: Bản thân
- Khi con lười học thì ảnh hưởng tới ai? bản thân; cha mẹ; thầy cô; xã hội,…
- How (Như thế nào?)
- Hậu quả của lười học như thế nào? Bị hổng kiến thức => Học kém => Bạn bè chê cười…
- Con cảm thấy thế nào khi con lười học?
- Cha mẹ cảm thấy thế nào?
- Thầy cô/ bạn bè sẽ nghĩ con như thế nào?
- Con cần thay đổi như thế nào?
- Mục tiêu của con?
- Nếu con chăm học thì….
- Nếu con lười học thì….
Trên đây là một số ví dụ cụ thể để cha mẹ có thể hướng dẫn con vẽ sơ đồ tư duy ứng dụng vào những việc làm hàng ngày, điều này sẽ giúp cả cha mẹ và con có thống kê, tổng quát lại nội chủ đề từ tổng thể đến chi tiết. Nó giúp cho con có:
- Tư duy logic hơn
- Kỹ năng sâu chuỗi các nội dung theo hệ thống và có khoa học.
- Giúp con rèn tư duy não bộ; khả năng nghe – nghĩ – ghi nhớ – phản xạ tốt hơn.
Khi con đã hình thành được ý thức và rèn được tư duy logic thì khả năng giải quyết vấn đề và sự linh hoạt, chủ động của bản thân khá cao. Tuy nhiên, cha mẹ cần định hướng cho con với các chủ đề để con tổng quát như:
- Các môn học văn hóa hoặc ứng dụng văn hóa đọc sách hàng ngày để tóm tắt câu chuyện
- Các mục tiêu chinh phục
- Các tình huống và khắc phục các nhược điểm của bản thân,…
Cha mẹ cũng cần lưu ý để con tránh sự lạm dụng vào sơ đồ tư duy sẽ khiến con sẽ lười trình bày văn bản hoặc viết thành bài văn, bài giới thiệu, bài thuyết trình dài,….
Nếu cha mẹ thấy bài viết “Hướng dẫn con cách vẽ sơ đồ tư duy ứng dụng với các chủ đề” này có ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết dạy con hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!
Trả lời