• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Phương pháp dạy con » Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nhút nhát?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nhút nhát?

30/10/2018 27/07/2020 Nuôi con đúng cách 0 Comment

Mục lục bài viết:

  • 1. Xây dựng cho trẻ môi trường sống lành mạnh
  • 2. Đồng hành cùng trẻ vượt qua những bất ổn về tâm lí
  • 3. Rèn luyện cho con khả năng tiết chế, kiểm soát cảm xúc & hành vi
    • Bài viết liên quan

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nhút nhát?

Làm gì khi trẻ nhút nhát?

Hiện tại không ít các cha mẹ đang rất lo lắng khi thấy con luôn có cảm giác ngại giao tiếp, thiếu tự tin khi làm quen, kết bạn hoặc từ chối tham gia các hoạt động tập thể.

Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ nhút nhát? đó là nội dung chắc chắn nhiều người đã nghiên cứu, tìm hiểu để giúp con thêm bản lĩnh, tự tin và phát triển tốt những giá trị của bản thân. Bởi khi cảm thấy thiếu tự tin với bạn bè và mọi người xung, bản thân trẻ sẽ rất thiệt thòi và có thể bỏ lỡ những cơ hội tốt đến với mình.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cũng nên theo sát, hướng dẫn và rèn luyện cho con sự tự tin để trong tương lai, con có thể đúng vững trên đôi chân của mình, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Xem thêm:

  • Cha mẹ dạy con tự tin như thế nào?
  • Làm thế nào để con tự tin trước đám đông?

1. Xây dựng cho trẻ môi trường sống lành mạnh

Đứa trẻ nào cũng sẽ có mong muốn được cha mẹ, bạn bè, người thân quan tâm và chia sẻ kịp thời những vướng mắc của bản thân. Đặc biệt khi cảm thấy lo lắng về vấn đề gì mà được truyền thêm niềm tin, động lực từ cha mẹ, con sẽ có thêm nghị lực, tự mình sẽ hình thành nên sức mạnh để chinh phục những thử thách, chông gai phía trước. Chẳng hạn khi ngã trẻ sẽ khóc, nếu lúc này người mẹ đến bên trẻ, nhìn trẻ âu yếm, nhẹ nhàng nói với trẻ: “Con đừng khóc, mẹ biết con rất dũng cảm và có thể tự đúng dậy được”. Sau khi được mẹ truyền động lực, trẻ tự nhiên sẽ không khóc nữa. Sự việc tương tự như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần, theo thời gian trẻ sẽ có được cảm giác an toàn, tin rằng có người quan tâm, yêu thương mình, để ý đến tín hiệu mà trẻ phát ra. Điều đó sẽ góp phần tạo lập sự tự tôn và tự tin ở trẻ. Khi con được sinh ra và lớn lên trong một môi trường đầy yêu thương của cha mẹ và các anh/chị/em của mình, nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tự tin hơn rất nhiều vào bản thân mình và ngược lại nếu trẻ chỉ được nhận cách đối xử lạnh nhạt, bị coi thường thì trẻ sẽ khó có niềm tin ở bản thân và dễ hoài nghi khả năng của mình, thậm chí luôn né tránh, sợ hãi khi giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.

2. Đồng hành cùng trẻ vượt qua những bất ổn về tâm lí

Đối với trẻ có tâm lí chưa ổn định, khó tính từ lúc mới sinh, các cha mẹ cần rèn luyện thật tốt tính kiên trì, nhẫn nại để có sự bình tĩnh & thái độ tích cực khi chăm sóc trẻ. Trong thời gian nuôi dạy con, cha mẹ cố gắng không nên áp lực quá mà cần tạo cho trẻ sự thoải mái (nhưng vẫn trong khuôn khổ nhất định). Có như vậy cha mẹ sẽ giúp trẻ hạn chế được những tính cách chệch hướng trong giai đoạn trưởng thành sau này. Trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi, tâm lí cha mẹ thường thấy ở con là sự lo lắng, sợ hãi. Con dễ sợ và khóc khi người lạ bắt chuyện hay khi nghe thấy những âm thanh lạ…

Tâm lí sợ hãi, lo lắng dẫn đến trẻ nhút nhát, không dám thực hiện điều gì đó trong khả năng của con cũng là một phần tất yếu trong thời kì phát triển của con, vì vậy cha mẹ cũng cần nắm bắt kịp thời để tránh tình trạng nóng vội mà chê trách hoặc mắng trẻ khi con xuất hiện tâm lí ấy. Cha mẹ nên hiểu tâm lí và cảm giác sợ hãi của con, đồng thời giúp con tự ứng phó và nhanh chóng vượt qua tâm lí đó, giúp trẻ lấy lại bình tĩnh.

3. Rèn luyện cho con khả năng tiết chế, kiểm soát cảm xúc & hành vi

Tinh thần là cảm xúc bên trong mà tất cả các con đều sẽ trải qua do đó cha mẹ cần chú ý để luôn sẵn sàng đồng hành cùng con. Trong đó sẽ có cảm xúc tích cực như yêu thương, vui vẻ, dễ chịu và song song với nó cũng có những cảm xúc tiêu cực như giận giữ, chán nản, buồn phiền, khó chịu…Các cha mẹ hãy học cách để thấu hiểu tâm lí, tính cách của trẻ để có thể định hướng cho con cách điều tiết cảm xúc, hành vi ứng xử cho phù hợp trong các tình huống con gặp phải.

Và cha mẹ hãy nỗ lực kiềm chế những hành động thô bạo, làm gương cho trẻ. Tránh dùng phương pháp bạo lực như đánh mắng hay trách phạt trẻ nặng nề mà cần rèn luyện cho con cách giải tỏa các cảm xúc tiêu cực của bản thân khi con vừa cảm nhận được.

Đồng thời cha mẹ cũng cố gắng tạo cho con môi trường phù hợp với sự phát triển trẻ để giảm bớt cho con những áp lực hay cảm xúc bất an không đáng có. Khi những cảm xúc tích cực trong con được bồi dưỡng trẻ sẽ có điều kiện để phát triển đúng hướng và cảm nhận được cuộc sống ý nghĩa hơn.

Hy vọng một số nội dung được chia sẻ trên đây sẽ giúp các cha mẹ có thêm phương pháp hữu ích giúp trẻ không còn nhút nhát, thiếu tự tin mà trở nên mạnh dạn, chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình.

Nếu cha mẹ thấy bài viết “Làm gì khi trẻ nhút nhát?” này hay và bổ ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết dạy con hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn cha mẹ rất nhiều!

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn
    Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn?
  • Cha mẹ cần làm gì khi con lười học?
    Cha mẹ cần làm gì khi con lười học?
  • Vì sao con hay cãi? - Trẻ cãi lại cha mẹ có phải là hư?
    Vì sao con hay cãi? - Trẻ cãi lại cha mẹ có phải là hư?
  • Cha mẹ cần phải làm gì khi con hay đánh bạn?
    Cha mẹ cần phải làm gì khi con đánh bạn?
  • Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
    Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi

Category: Phương pháp dạy con Tags: dạy con tự tin

mua sắm cùng shopee

Tác giả: Nuôi con đúng cách

Yêu thương thôi chưa đủ. Hãy cho con phát triển một cách toàn diện nhất

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Bé trai 8 tháng tuổi bị hóc rây lọc cháo
  • Những bộ sách dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi
  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường
  • Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột
  • Con học kém phải làm gì

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (119)
  • Tin Tức (14)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (34)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con