Làm sao để trẻ không hư và chịu nghe lời?
Xin chào các cha mẹ! Bài viết hôm nay blog nuôi dạy con đúng cách xin hướng dẫn các cha mẹ một số phương pháp để trả lời cho câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh gửi tới cho blog nuôi dạy con đúng cách đó là: “Làm sao để trẻ không hư?”
Hiện nay như chúng ta thấy hầu như tất cả các bạn nhỏ đều cá tính và bướng bỉnh hơn rất nhiều, chúng luôn có xu hướng thể hiện cá tính của bản thân mình, và được bố mẹ quy chụp cho 1 cái mác thân thuộc “con hư”.
Tại sao khi điều kiện sống ngày càng tốt lên, việc chăm sóc và nuôi dạy một đứa trẻ lại khó khăn hơn trước?
Rất đơn giản thôi, khi điều kiện sống tốt hơn, xung quanh chúng ta có quá nhiều lựa chọn, môi trường sống tốt hơn, trong khi tư tưởng của các ông bố, bà mẹ lại không thay đổi điều đó làm mọi người cảm thấy bất lực và khó khăn hơn trong cách dạy con trẻ.
Xem thêm:
- Phương pháp dạy con ngoan
- Muốn con ngoan bố mẹ cần làm gì?
- Cách nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
1. Cha mẹ cần hiểu tâm lý lứa tuổi của trẻ
- Trẻ từ 0 – 1 tuổi, đặc điểm chung của chúng thường giao tiếp bằng tiếng khóc, mỗi khi trẻ cảm thấy khó chịu hoặc đói chúng đều biểu hiện bằng việc khóc.
- Trẻ 1 – 3 tuổi đã có thể nhận biết, con chưa kiểm soát được cảm xúc của mình, mỗi khi chúng không giải quyết được vấn đề thì khóc thường là cách để trẻ tuổi này gây sự chú ý với người lớn. Trong giai đoạn này trẻ đã có thể nhận biết được nguyên nhân và hậu quả những hành động của mình. Ở giai đoạn này, cha mẹ đừng dạy trẻ bằng roi vọt, cũng đừng bắt một đứa trẻ dưới 3 tuổi phải ngừng khóc theo mệnh lệnh người lớn, mà cần lắng nghe hoặc để con tự trải nghiệm để con cảm nhận những sự việc xảy ra xung quanh con. Tuy nhiên những tình huống trong ngưỡng an toàn, không liên quan đến điện, độ cao,…
- Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, các con rất dễ học tập người khác thông qua việc bắt chước và thường lấy mình làm trung tâm. Cha mẹ cần là người hướng dẫn và là tấm gương cho con noi theo.
2. Nguyên tắc triệt để
Giáo dục một đứa trẻ cũng có nhiều cách, tuy nhiên khi áp dụng mọi người cần chú ý và sử dụng phương pháp hợp lý nếu không sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.
- Nhắc nhở với thông tin ngắn, dễ hiểu. Ví dụ: “Đến giờ tắm rồi con”.
- Đặc biệt khi con trẻ chống đối cha mẹ sẽ đưa phương án cho con lựa chọn thay bằng quát con. Ví dụ: Nếu trẻ không chịu đi tắm, hãy hỏi trẻ “Con muốn bố tắm hay mẹ tắm”, hay “Con muốn tắm vòi sen hay chậu”…
Để nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành, có thể vững vàng trong cuộc sống cha mẹ cần là những người hướng dẫn, lắng nghe con em mình. Chúng rất cần những lời khích lệ, động viên, kể cả trong những thất bại hay thành công, trẻ rất cần cha mẹ khích lệ. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý không nên thưởng con bằng vật chất để tránh việc con thực hiện công việc vì vật chất, khi không cần vật chất sẽ không thực hiện.
Khi cha mẹ muốn trẻ học tập một điều gì đó từ học tập ở trường lớp hay học các kỹ năng trong cuộc sống, hãy tạo cho chúng sự hứng thú và tò mò.
Khi áp dụng nguyên tắc này cha mẹ cần trang bị cho chính mình để kiểm soát cảm xúc bực tức, chế ngự sự căng thẳng, tức giận, và biết cách lắng nghe con một cách tích cực.
Nếu thấy bài viết “Làm sao để trẻ không hư?” này có hay và bổ ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết dạy con hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn các cha mẹ rất nhiều!
Trả lời