Mục lục bài viết:
Làm thế nào để dạy con làm chủ tiền bạc.
Nhiều cha mẹ thường quan niệm rằng nếu cho con tiếp xúc với tiền sớm con sẽ hư, bố mẹ quá thoải mái với con về vấn đề tiền bạc hoặc bản thân bố mẹ cũng chưa làm gương cho con về vấn đề quản lý tiền bạc con sẽ trở nên hoang phí. Nhưng lại mâu thuẫn rằng các cha mẹ lại rất đau dầu khi con đòi hỏi, mè nheo khi đi mua sắm hoặc con không biết quý trọng đồng tiền. Thực tế các cha mẹ đang thiếu kiến thức dạy con về tiền bạc nên rất nhiều các bạn trẻ khi lớn nên không có kiến thức về sử dụng và quản lý tiền, cha mẹ thì loay hoay không biết hướng dẫn con như thế nào và mình có đang bị thương mại hóa việc sử dụng tiền khi làm việc nhà hay không. Bài viết này tôi và các bạn sẽ cùng đề cập tới một số cách để cha mẹ dạy con làm chủ tiền bạc nhé.
Chắc chắn các cha mẹ sẽ cho rằng trẻ lớn lên tự chúng sẽ được học về tiền tệ mà có thể không cần sự trợ giúp của cha mẹ. Tuy nhiên tôi thiết nghĩ rằng nếu cha mẹ dạy cho con sớm con sẽ có ý thức trách nhiệm hơn, sẽ đánh giá được giá trị đồng tiền và sẽ trân trọng nó hơn.
Xem Thêm: Dạy con cách quản lý tài chính
1.Cha mẹ dạy con cách làm quen với tiền tệ:
Cha mẹ hướng dẫn cho con về các mệnh giá của tiền, cách quy đổi, sử dụng và bảo quản các tờ tiền đó như thế nào đồng thời giúp trẻ phân biệt, so sánh các mệnh giá bằng cách cho con đi chợ, đi siêu thị để so sánh giá cả các sản phẩm, biết được rằng nguồn gốc các sản phẩm từ đâu và vì sao lại có giá trị như vậy. Trong quá trình hướng dẫn và trao đổi với trẻ cha mẹ hãy truyền cho con suy nghĩ phải biết trân trọng giá trị của đồng tiền và đưa ra các kế hoạch để trẻ quản lý và sử dụng tiền.
2.Dạy trẻ tôn trọng tài sản:
Ngay từ khi trẻ mới 1-3 tuổi cha mẹ đã có thể dạy con giữ gìn các đồ chơi, đồ đạc của mọi người trong gia đình, bảo vệ tài sản chung. và phải chịu trách nhiệm nếu con làm hỏng hoặc mất nó bằng cách con phải làm việc kiếm tiền để mua lại hoặc cắt bớt quyền lợi của mình để đền bù.
Khi trẻ phải chịu trách nhiệm chúng sẽ lưu ý khi sử dụng nó và có ý thức bảo quản, giữ gìn chúng.
Ví dụ: nếu trẻ chơi đồ chơi mà vất lung tung, cha mẹ sẽ tịch thu những đồ con để không đúng qui định và khi con thực hiện nghiêm túc mới trả lại cho con.
3.Dạy trẻ cách tiết kiệm:
Khi cha mẹ cho con đi mua sắm, nên dạy con cách so sánh giá cả và lợi ích khi sử dụng để trẻ có thể cân nhắc trước khi lựa chọn mua sản phẩm nào, bởi nếu cứ để trẻ nghĩ cha mẹ rất nhiều tiền muốn mua gì cũng được kể cả không cần thiết thì thực sự là điều đáng buồn. Rất nhiều trẻ không có ý niệm về việc tiết kiệm ngay từ nhỏ, những đồng tiền được mừng tuổi trẻ thường chỉ nghĩ ngay đến việc mua đồ chơi, đồ ăn…những gì mà chúng thích, cha mẹ hãy cho con 1 con lợn tiết kiệm, chúng sẽ bảo quản và giữ gìn con lợn đó, mỗi khi có tiền sẽ bỏ vào lợn để tích lũy để cùng xây dựng kế hoạch chi tiêu cho những số tiền đó. Những đồng tiền con tiết kiệm được sẽ sử dụng với mục đích có ích hơn.
4. Dạy con cách tự kiếm tiền:
Nhiều cha mẹ hiện nay đã áp dụng phương pháp này bằng cách mỗi việc con làm sẽ trao thưởng hoặc thuê con làm việc nhà để kiếm tiền. Ranh giới của việc dạy con hiểu và tôn trọng đồng tiền với việc thương mại hóa làm việc nhà là rất mong manh, nên các cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi áp dụng phương pháp này. Với những việc là trách nhiệm của con (những công việc tự phục vụ bản thân như gấp quần áo của con, dọn dẹp bàn học) và những công việc nhà bố mẹ giao cố định cho con (quét nhà, đổ rác) thì con làm sẽ không được hưởng tiền lương mà chỉ những công việc con nhận thêm/làm hộ người khác như: dọn dẹp phòng ngủ của bố mẹ, rửa xe giúp bố mẹ con mới được trả công. Không chỉ vậy trẻ cần hiểu được sự vất vả để kiếm ra đồng tiền khó khăn như thế nào nên khi mua, khi tiêu cũng cần phải suy nghĩ, tính toán cho hợp lý.
Khi trẻ đã có những ý niệm về sự trách nhiệm và giá trị của đồng tiền, chúng sẽ bắt đầu suy nghĩ đến việc quản lý và sử dụng chúng, cha mẹ hãy cùng con xây dựng kế hoạch chi tiêu ngắn hạn, dài hạn để cùng có kế hoạch tiết kiệm cũng như chi tiêu nhé. Chắc chắn rằng cha mẹ định hướng cho con và đồng hành cùng con sẽ khiến con đi đúng hướng và thành công trong cách làm chủ tiền bạc của mình.
Trả lời