• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Phương pháp dạy con » Nhận diện và phòng tránh việc chậm nói ở trẻ

Nhận diện và phòng tránh việc chậm nói ở trẻ

03/09/2020 03/09/2020 admin 0 Comment

Mục lục bài viết:

  • 1. Trẻ chậm nói là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói.
    • Trẻ chậm nói ở giai đoạn 12- 15 tháng tuổi
    • Trẻ chậm nói ở giai đoạn 16 – 24 tháng tuổi
    • Trẻ chậm nói ở giai đoạn từ 2 – 3 tuổi
    • Trẻ chậm nói trên 3 tuổi
  • 3. Cách phòng tránh việc chậm nói của trẻ
    • Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển khả năng nói:
    • Phát hiện sớm những bất thường ở trẻ để có hướng can thiệp kịp thời:
    • Chăm sóc cho trẻ đầy đủ về dinh dưỡng:
    • Bài viết liên quan

Nhận diện và phòng tránh việc chậm nói ở trẻ

Nhận diện và phòng tránh việc chậm nói ở trẻ

Khi các mẹ thai nghén 9 tháng 10 ngày sinh con ra chỉ mong con khỏe mạnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng lại có một vài trường hợp trẻ chậm nói, điều mong ước quá đỗi đơn giản đó dường như lại quá khó khăn với các mẹ. Rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá liệu tình trạng chậm nói của con chỉ là tạm thời và có thể chờ đợi thêm, hay đó là tình trạng bệnh lý thực sự, cần tới sự can thiệp của các chuyên gia. Việc nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Vậy những dấu hiệu giúp cho bố mẹ nhận diện và phòng tránh việc chậm nói của trẻ như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu

1. Trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói là khi khả năng nói của con chậm hơn so với mốc phát triển thông thường. Mỗi một trẻ là một cá thể độc lập nên giai đoạn phát triển của mỗi trẻ sẽ khác nhau, có trẻ có thể bập bẹ những từ đơn giản đầu tiên vào 12 tháng tuổi, có trẻ tháng thứ 24 mới bập bẹ. Dù thời điểm trẻ học nói không giống nhau song thường trẻ sẽ bắt đầu học nói từ tháng thứ 18. Nếu 2 tuổi mà chưa nói được thì coi là trẻ chậm nói.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói.

Nhận diện và phòng tránh việc chậm nói ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị chậm nói như: Do môi trường, do yếu tố bệnh lý, do vấn đề tâm lí hoặc do có những khiếm khuyết về sự phát triển não bộ. Và cha mẹ có thể nhận biết được tình trạng chậm nói của con dựa vào các dấu hiệu sau:

Trẻ chậm nói ở giai đoạn 12- 15 tháng tuổi

  • Trẻ không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”.
  • Trẻ chậm nói không bi bô, phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
  • Trẻ không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, hoặc chỉ tay vào các đồ vật mà mình muốn.
  • Trẻ không phản ứng khi được gọi tên.
  • Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
  • Trẻ không quan tâm tới thế giới xung quanh.
  • Trẻ không nói được từ nào.
  • Trẻ không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.

Trẻ chậm nói ở giai đoạn 16 – 24 tháng tuổi

  • Trẻ không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi được yêu cầu như: mắt, mũi, miệng,…
  • Chưa nói được hoặc nói rõ được các từ như “mẹ”, “bế”
  • Trẻ không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn cũng là dấu hiệu của trẻ chậm nói.
  • Trẻ không đáp lại bằng lời nói cũng như cử chỉ khi được hỏi.
  • Không thể ghép được 2 từ để nói.
  • Không biết chức năng của một vài đồ vật quen thuộc trong nhà.
  • Không thể bắt chước hành động của một người nào đó.

Trẻ chậm nói ở giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

  • Trẻ chậm nói, không nói được câu đơn giản có 2- 4 từ.
  • Trẻ không thể gọi tên các bộ phận trên cơ thể.
  • Trẻ không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.
  • Trẻ không biết đặt các câu hỏi đơn giản.

Trẻ chậm nói trên 3 tuổi

  • Lời nói của trẻ không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
  • Trẻ hay nói lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt  của bé hay nhăn nhó.
  • Trẻ khó ghép từ thành câu ngắn.
  • Trẻ không hiểu câu hỏi hoặc chỉ dẫn của người khác.
  • Trẻ chậm nói, chưa phát âm rõ các từ
  • Trẻ không hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau” .

Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển khả năng nói

3. Cách phòng tránh việc chậm nói của trẻ

Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển khả năng nói:

Ngày nay khi xã hội đang ngày một phát triển thì thời gian chúng ta tiếp xúc với công nghệ thông tin ngày càng nhiều. Vì vậy, cha mẹ và người thân trong gia đình nên hạn chế việc cho trẻ từ 0 – 3 tuổi tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sự phát triển của bé, đặc biệt hành động này có thể gây tổn thương cho não. Ngoài ra, chúng có thể làm giảm thời gian vận động của trẻ, giảm tương tác xã hội, cơ hội phát triển ngôn ngữ và ảnh hưởng đến tính cách của bé như nóng nảy, bốc đồng,  khó kết bạn và cuối cùng là trở thành trẻ chậm nói. Cha mẹ hãy tạo môi trường thích hợp để tăng khả năng giao tiếp cho trẻ bị chậm nói bằng cách hướng dẫn cho trẻ làm quen với các đồ vật, hành động và cử chỉ cơ bản và cho các tiếp xúc với môi trường  xung quanh nhiều hơn.

Phát hiện sớm những bất thường ở trẻ để có hướng can thiệp kịp thời:

Khi các bậc phụ huynh thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa nhi để kiểm tra và đánh giá càng sớm càng tốt. Việc can thiệp sớm và đúng cách có thể giúp những đứa trẻ chậm nói có thêm nhiều kỹ năng và hòa nhập xã hội như trẻ bình thường. Bên cạnh đó cha mẹ nên quan tâm và chăm sóc trẻ hơn.

Chăm sóc cho trẻ đầy đủ về dinh dưỡng:

Những năm đầu đời là giai đoạn vàng để trẻ phát triển não bộ. Trong giai đoạn này, cơ thể của bé đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển về não bộ và đóng vai trò quan trọng trong hành trình học tập của con như phát triển trí nhớ, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức

Vậy các bậc phụ huynh hãy trang bị cho mình các kiến thức chăm sóc con thật chắc để có thể nhận biết được các dấu hiệu và cách phòng tránh việc chậm nói của trẻ.

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân trẻ nói lắp
    Nguyên nhân trẻ nói lắp và cách khắc phục
  • Chia sẻ phương pháp giúp trẻ không nói ngọng?
  • Chữa và phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
    Chữa và phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
  • trẻ chậm nói
    Trẻ chậm nói cha mẹ cần phải làm gì?
  • Nguyên nhân và cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em
    Nguyên nhân và cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em

Category: Phương pháp dạy con

mua sắm cùng shopee

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường
  • Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột
  • Con học kém phải làm gì
  • Dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học
  • Tại sao mẹ bầu cần thai giáo sớm?

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (118)
  • Tin Tức (13)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (34)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con