Mục lục bài viết:
Những nguy cơ tiềm tàng trong xã hội mới đối với trẻ
Sự phát triển ngày càng mạnh của xã hội làm cho các bậc cha mẹ ngày càng trở nên lo lắng đối với các con trẻ. Trẻ em là mầm non của xã hội nên nếu chúng ta có chiến lược tốt để phát huy thế mạnh cho thế hệ trẻ hôm nay thì chúng ta sẽ có một xã hội tốt đẹp trong mai sau. Thực tế đất nước Việt Nam chúng ta đang trên đà hội nhập và phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống con người được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội đáng để chúng ta phải quan tâm, sát sao hơn nhiều đến con trẻ bởi tác động của chúng đến trẻ là không nhỏ. Hãy quan sát thật chi tiết, tỉ mỉ, tinh tế đời sống xã hội hiện tại để thấy được những vấn đề bức xúc, những thách thức và nguy cơ tiềm tàng trong xã hội mà thế hệ trẻ đang phải đối mặt. Cùng nhìn nhận lại các vấn đề mà con trẻ sẽ phải đói mặt trong xã hội này.
Xem thêm:
1. Nguy cơ trẻ bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý ngày càng tăng lên
Khi xã hội phát triển, môi trường sống bị ảnh hưởng. Cha mẹ thì không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái hoặc không quan sát mà tinh tế phát hiện ra con mình đang như thế nào? Có những đứa trẻ sinh ra bình thường nhưng do môi trường sống của gia đình, cha mẹ chưa quan tâm nên bị phát triển chệch hướng tính cách cao, hoặc không thể tự phục vụ bản thân mình do cuộc sống đầy đủ quá nhiều khiến con trẻ trở nên thụ động.
2. Môi trường sống của trẻ mất an toàn
Nguy cơ trẻ em sống trong một thế giới mất an toàn cả ở thành thị và nông thôn.
Trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn và rủi ro: Nhiều trẻ em phải chứng kiến bạo lực gia đình đặc biệt là trẻ em gái ở nông thôn và bạo lực học đường với trẻ em ở thành phố. Đó là những vấn đề gây nhức nhối và thách thức trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Ở thành thị các nguy cơ tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích… thiếu sân chơi lành mạnh và môi trường sống ô nhiễm. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự chênh lệch lớn về đẳng cấp đã gây áp lực lớn lên trẻ em và chính không giải quyết được vấn đề nên trẻ em buông xuôi, phó mặc hay lao vào thế giới ảo của các trò Games Online.
Trẻ em nông thôn thiếu thốn mọi bề: Thiếu kiến thức xã hội, không được dùng nước sạch, môi trường vệ sinh, chất lượng giáo dục chưa đủ điều kiện để phát triển,
3. Sự ảnh hưởng của công nghệ đối với trẻ
Công nghệ đóng một vai trò lớn trong việc thay đổi cách làm của con em chúng ta trong quá trình học hỏi, giải trí, mối quan hệ với bạn bè và cách cư xử trong xã hội. Và tất nhiên trẻ em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng sâu sắc khi hằng ngày bên cạnh chúng lúc nào cũng có điện thoại di động, máy nghe nhạc, Ipad, tivi. Việc giới trẻ sử dụng facebook trong thời gian gần đây là khá nhiều, trẻ sống áo với thế giới ảo là một nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều những hệ lụy về sau.
Các công nghệ này dần dần trở thành một chất “gây nghiện” vô hình ở trẻ. Nhiều trẻ không được bố mẹ hoặc người lớn chỉ dẫn đã trở thành nạn nhân của “kẻ săn mồi” internet và một số trẻ khác thì nghiện video game, làm cho chúng không có thời gian để tiếp xúc, kết thân, vui chơi với các trẻ khác – điều này thật sự nguy hiểm vì sẽ làm ngày càng tăng tỉ lệ các trẻ bị trầm cảm, cô đơn và tự ti khi trẻ giao tiếp bên ngoài xã hội. Trẻ sẽ dần mất đi khả năng tự lập, tự sáng tạo và tìm hiểu để khám phá cuộc sống. Trẻ chậm phát triển nhận thức sẽ đi ra từ đây. Để có những sự uốn nắn, can thiệp kịp thời và giáo dục tốt tâm lý cho trẻ, cha mẹ nên cân đối và giới hạn thời gian cho trẻ tiếp xúc công nghệ để những mặt tích cực của chúng tác động đến trẻ mang lại cho trẻ sự phát triển tốt nhất.
4. Nguy cơ về sức khỏe
Trẻ sẽ gặp rất nhiều những nguy cơ về sức khỏe. Số trẻ em mắc bệnh béo phì ngày càng cao. Tỉ lệ trẻ bị mắc ung thư cũng không hề nhỏ, thật đau xót khi tỉ lệ trẻ bị mắc ung thư/ bệnh hiểm nghèo ngày càng nhiều ở Việt Nam.
5. Tác động xấu đến mối quan hệ trong gia đình
Hầu hết các bậc cha mẹ có ít thời gian hơn với con cái của họ, vì họ phải làm việc, và sau một ngày bố mẹ sẽ trở về nhà và họ sẽ có rất ít thời gian để vừa làm công việc nhà, vừa trò chuyện hay chơi với con. Vì vậy, vào cuối ngày, thường trẻ chỉ thấy thoải mái khi chơi game, xem truyền hình, chat với bạn bè trên facebook, truy cập những trang web có nội dung không lành mạnh trong khi bố mẹ phải nấu nướng, giặt giũ, chuẩn bị bữa tối. Dần dần chúng cảm thấy không thể thiếu và rời xa được những thói quen này; cảm giác gần gũi, trò chuyện với bố mẹ sẽ dần mất đi. Đến lúc đó thì trẻ sẽ thụ động, thậm chí việc nghe lời bố mẹ sẽ là một điều rất khó khăn cho bất kỳ bậc phụ huynh nào
Trả lời