Mục lục bài viết:
Cha mẹ cần làm gì để phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ?
Mỗi ông bố bà mẹ sẽ chẳng có gì tự hào hơn khi con của mình biết cách giao tiếp, ứng xử một cách tích cực với những người xung quanh. Việc giao tiếp sẽ giúp khả năng thu hút và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp của một đứa bé, sẽ giúp sự thành công của chúng trong cuộc sống sau này rất tốt…
Bên cạnh đó tư duy ngôn ngữ là điều vô cùng quan trọng, nó giúp con trẻ phát triển năng lực tư duy, khả năng liên tưởng và sáng tạo, góp phần vào việc hình thành nhân cách ở trẻ sau này.
Thật vậy, từ giây phút con trẻ được sinh ra, bé đã có tất cả những gì cần thiết để học cách nhận biết thế giới thông qua các giác quan, trong đó có cả khả năng ngôn ngữ. Cho dù việc tự học hỏi của trẻ sẽ phát triển theo từng lứa tuổi và giai đoạn khác nhau nhưng cha mẹ cũng là những người giúp trẻ phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ tốt hơn trong mỗi giai đoạn khác nhau sau này.
Hãy cùng blog nuôi con đúng cách đi tìm hiểu kỹ hơn về ngôn ngữ cũng như những phương pháp phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ cha mẹ nhé!
Ngôn ngữ là gì?
Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, kết nối con người với con người, với tất cả những gì trong cuộc sống. Tuy nhiên, để sự kết nối đó có được duy trì và thu hút từ đối phương thì người nói cần thể hiện một ngôn ngữ có tư duy, tình cảm ở mức độ sâu sắc đầy ấn tượng.
Vậy làm thế nào để phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ đó chính là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay.
Hãy cùng tìm hiểu và khám phá để giúp con phát triển tư duy ngôn ngữ của mình nhé.
Xem thêm:
Phương pháp giúp cho con mình phát triển tư duy ngôn ngữ tốt hơn
Tăng cường khả năng quan sát cho trẻ
Thay vì cha mẹ giết chết thời gian của con bằng các thiết bị thông minh như điện thoại, Ipad… thì cha mẹ hãy cho con ra ngoài để quan sát mọi sự vật xung quanh.
Khi quan sát, con sẽ nắm bắt được các quy luật, các nguyên tắc của các sự vật, sự việc… và chuyển hóa nó thành tên gọi.
Quan sát là yếu tố, nguồn vào đầu tiên của chỉ số IQ, giúp con tiếp nhận các thông tin qua các sự vật, sự kiện mà con quan sát được. Sau khi quan sát, sẽ vận hành lập luận, từ đó giúp con có tư duy lập luận logic, khoa học hơn từ đó là tiền để để vận hành việc trình bày, diễn đạt những gì mà mình quan sát được.
Tăng cường trò chuyện cùng trẻ
Một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ nhất đó chính là tăng cường trò chuyện cùng trẻ.
Ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, việc giao lưu – trò chuyện giữa bố mẹ và con không chỉ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương mà đã có rất nhiều chứng minh khoa học cho thấy bố mẹ càng nói chuyện nhiều với trẻ, trẻ càng trở nên thông minh hơn.
Trong quá trình nói chuyện, trẻ sẽ cảm nhận được các sắc thái, tình cảm của người nói qua ngôn ngữ, giọng điệu và âm vực khi nói. Từ đó, trẻ có biết cách sử dụng ngôn ngữ vào các hoàn cảnh, đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, việc trò chuyện – giao tiếp với trẻ còn giúp tư duy ngôn ngữ nói của trẻ tốt hơn bởi khi đã tạo thành thói quen, trẻ sẽ giao tiếp tự nhiên hơn, diễn đạt ngôn ngữ trôi chảy hơn và đặc biệt là các sắc thái của ngôn ngữ có độ sâu, hiệu quả hơn.
Quan sát và mô tả lại
Bằng cách cha mẹ cho con mô tả lại những điều con được làm, được nghe hoặc nhìn thấy cũng là một cách rất tốt giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy ngôn ngữ của mình, việc trẻ phải kể lại điều gì đó sẽ đòi hỏi trẻ cách diễn đạt câu, ý của mình một cách dễ hiểu nhất cho mọi người.
Tuy nhiên cha mẹ lưu ý khi con diễn đạt sẽ có lúc con diễn đạt không tốt cha mẹ cần hướng dẫn lại cho con và chỉ cho con cách thực hiện sao cho dễ hiểu hơn chứ không vội mắng trẻ để trẻ ngại và không dám thể hiện mình nữa.
Đối với trẻ nhở từ mẫu giáo trở xuống, hãy gọi tên những thứ bên trong hoặc xung quanh ngôi nhà. Hoặc hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “giường” lên 1 mẩu giấy và gắn vào đầu giường.
Cùng con phản xạ các tình huống hàng ngày
Cha mẹ hãy cùng con tái hiện lại các tình huống xảy ra trong cuộc sống để cùng con phân tích, lập luận.
Việc tái hiện và phản xạ tình huống không chỉ giúp con có thêm các kỹ năng bảo vệ bản thân mình khỏi các nguy hiểm hàng ngày mà còn giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ. Bởi trong quá trình phản xạ – xử lý tình huống, trẻ cần phân tích tình huống, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giả thuyết để lập luận, tìm ra phương án xử lý…
Việc xử lý các tình huống sẽ giúp tư duy ngôn ngữ của trẻ có sự logic, chắc chắn hơn khi đưa ra ý kiến.
Phát triển tư duy ngôn ngữ bằng cách đọc và phản xạ sách
Việc đọc cho trẻ nghe từ khi trẻ mới sinh ra có thể nhiều cha mẹ nghĩ đó là điều viển vông nhưng đây là một cách rất tốt để bạn giúp con tăng vốn từ và bước đầu đặt những viên gạch xây móng đầu tiên. Thời gian nghe truyện có thể đem lại những phát triển hoàn toàn mới cho khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Thông qua việc dành thời gian đọc sách/truyện cho con, cha mẹ sẽ giúp trẻ nhận biết những điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻ thành người ham học.
Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp và ngôn ngữ. Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu và hình ảnh sinh động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội được kiến thức.
Khi đọc sách, trẻ tiếp nhận thêm cho mình nhiều vốn từ hơn, nâng cao kỹ năng ngôn ngữ một cách hệ thống.
Sau khi đọc sách, cha mẹ hãy cùng trẻ tóm tắt lại các nội dung trẻ đã đọc qua sơ đồ tư duy hoặc văn bản. Việc tóm tắt nội dung đã đọc không chỉ giúp trẻ ghi nhớ mà còn giúp trẻ biết cách lựa chọn ngôn từ để chắt lọc các thông tin, từ khóa… từ đó giúp trẻ xác định được các trường từ vựng quan trọng.
Điều quan trọng nữa là, đọc sách cũng giúp con trẻ tự tin hơn và có khả năng đọc to trước mọi người, từ đó hạn chế được việc trẻ chỉ đọc thầm.
Đọc thơ và hát
Con trẻ rất thích hát hoặc đọc thơ vì chúng có vần điệu dễ nghe và dễ nhớ.
Vì vậy, các cha mẹ hãy đảm bảo rằng mình dành cho bé nhiều cơ hội để hát và nghe hát.
Lặp lại nhiều lần
Việc lặp đi lặp lại một việc nhiều lần sẽ giúp trẻ thực hành và nói đi nói lại cái đó nhiều lần. Đó có thể là những bài hát, những quyển sách hay những lời chỉ dẫn.
Nếu như bạn làm theo một quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế.
Đây là một cách cha mẹ truyền cho con những tư duy tích cực, hành vi tích cực nhé!
Tăng cường trí tưởng tượng cho trẻ
Hãy giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ của mình bằng cách tăng cường vốn sống, trí tưởng tượng của trẻ qua những hoạt động của cuộc sống. Hãy cùng trẻ hóa thân vào thế giới cổ tích với các nhân vật trong các câu chuyện hay thế giới động vật để giao lưu. Khi trí tưởng tượng của trẻ phong phú thì ngôn ngữ của trẻ cũng trở nên phong phú và sáng tạo hơn.
Giao tiếp nhiều với mọi người xung quanh (đặc biệt là trẻ nhỏ)
Việc cho trẻ giao lưu nói chuyện với mọi người là điều kiện vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp tương tác với mọi người xung quanh, trẻ sẽ học cách chia sẻ hoặc mong muốn nên trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng và nếu như dành đủ thời gian chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời.
Ví dụ: Khi chơi cùng với các bạn con muốn lấy 1 món đồ chơi nhưng bạn con đang chơi, con muốn lấy con cần thuyết phục bạn để bạn đưa cho mình, hoặc thậm chí có những hành vi đi kèm như tranh giành, quát tháo, vì vậy cha mẹ đừng bỏ mặc con ngồi chơi 1 mình mà hãy quan sát con khi con chơi cùng các bạn để có những điều chỉnh phù hợp với từng tình huống cha mẹ nhé!
Tư duy ngôn ngữ là chiếc chìa khóa mở ra trí tuệ vì ngôn ngữ chính là nguồn ra của chỉ số IQ. Khi trẻ có tư duy ngôn ngữ tốt trẻ sẽ tự tin, cởi mở hơn trong các mối quan hệ, trong giao tiếp. Khả năng lập luận tốt sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén, chặt chẽ tạo điểm nhấn trong giao tiếp. Không những thế, tư duy ngôn ngữ sắc bén sẽ kích thích trẻ luôn tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập và cuộc sống. Vì vậy tư duy ngôn ngữ chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển các năng lực của bản thân, góp phần vào việc hình thành nhân cách của con người.
Giúp trẻ phát triển tư duy không khó, cha mẹ chú ý tận dụng triệt để thời gian bên con, nói chuyện và chơi cùng con để kích thích tư duy ngôn ngữ cũng như chia sẻ những kinh nghiệm cho con.
Hãy cùng con bước ra ngoài cuộc sống để quan sát, cảm nhận giúp trẻ biết cách cảm nhận, quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những gì mình nói, mình làm nhé.
Nếu bạn thấy bài viết “Cha mẹ cần làm gì để phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ” này có ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!
Trả lời