• Home
  • Khuyến mại
  • Khóa học online
    • Khóa học cho con
    • Khóa học cha mẹ
  • Góc tư vấn
    • Tư vấn khóa học
    • Tư vấn mua sắm
  • Kinh nghiệm nuôi con
    • Phương pháp dạy con
    • Bệnh trẻ em
    • Chế độ dinh dưỡng
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Nuôi dạy con đúng cách

Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan

ba lô chống gù cho con

Trang chủ » Kinh nghiệm nuôi con » Phương pháp dạy con » Trẻ chậm nói cha mẹ cần phải làm gì?

Trẻ chậm nói cha mẹ cần phải làm gì?

08/07/2020 27/07/2020 admin 0 Comment

Mục lục bài viết:

  • Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
  • Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói?
  • Những lưu ý khi dạy trẻ chậm nói
    • Bài viết liên quan

Trẻ chậm nói, phải làm sao?

trẻ chậm nói phải làm sao

Đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được. Nếu sau 2 tuổi, trẻ chưa nói được từ nào bị xem là trẻ chậm nói.

Chậm nói ở trẻ nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp, thậm chí dễ bỏ qua các bệnh lý đi kèm. Chính vì vậy các phụ huynh cần nắm rõ bé bị chậm nói phải làm sao để sớm giúp trẻ phát triển bình thường như trẻ cùng lứa tuổi.

Cha mẹ hay người chăm sóc bé cần phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé phù hợp với lứa tuổi sao cho đạt mốc phát triển ngôn ngữ tự nhiên. Bởi não của trẻ phát triển nhanh nhất là giai đoạn trước 3 tuổi, sau đó chậm hơn từ 3 – 6 tuổi. Sau 6 tuổi, các can thiệp tập nói sẽ có kết quả hạn chế nhất định.

Xem thêm:

  • Chia sẻ phương pháp giúp trẻ không nói ngọng?

  • Cha mẹ cần làm gì để phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ?

  • Nguyên nhân trẻ nói lắp và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

nguyên nhân trẻ chậm nói

  • Về thể chất, trẻ có thể gặp vấn đề liên quan đến tai – mũi – họng: Chẳng hạn, vòm miệng của trẻ gặp trục trặc, lười khó di chuyển để phát ra âm thanh hay khả năng nghe kém. Đây là những yếu tố “ngăn cản” trẻ học nói. Vì vậy, để biết chính xác trẻ đang gặp phải vấn đề gì, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ về tai – mũi – họng để được chẩn đoán và chữa trị nhé!
  • Nguyên nhân về mặt tâm lý cũng là trở lại lớn ảnh hưởng tới quá trình học nói của con: Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Vì ngày nay, ngoài việc cho trẻ xem ti vi, cha mẹ cũng thường sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như laptop, máy tính bảng hay smartphone để “dụ” trẻ. Từ việc cho trẻ ăn hoặc đơn giản là chơi với trẻ để cha mẹ có thời gian làm việc của mình. Trong khi, chính những thiết bị này khiến trẻ trở nên thụ động và ít nói hơn vì chỉ tập trung quẹt tay trên màn hình cảm ứng. Từ đó khiến trẻ lười giao tiếp, khả năng biểu đạt ngôn ngữ kém.

Vì vậy, các cha mẹ cần có sự điều chỉnh cách giao tiếp và thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.

Đối với những trẻ mới bắt đầu tập nói, ban đầu nên dạy trẻ những âm thanh đơn giản như: bố, mẹ ,.. để trẻ bắt chước theo cũng như kết hợp với các hành động để giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết gắn kết các từ và đồ vật lại với nhau. Tức là nói về cái gì thì chỉ tay cho trẻ thấy thứ đó, tăng cường giao tiếp bằng mắt với trẻ…

Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói?

Đọc truyện cho trẻ cũng là một ý tưởng tuyệt vời
Đọc truyện cho trẻ cũng là một ý tưởng tuyệt vời.

Các cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi với trẻ, tìm những loại sách, truyện có hình ảnh sinh động và màu sắc vui tươi phù hợp với lứa tuổi để trẻ cảm thấy thích thú.

Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản khi cha mẹ trò chuyện với con bằng ngôn ngữ, cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện thái độ nghe của trẻ. Hãy buôn chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, lúc bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ, …

Cha mẹ hãy tạo môi trường tiếp xúc nhiều sẽ giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ hơn. Ngoài việc dạy trẻ nói mỗi ngày, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi, giao lưu với những bé cùng trang lứa để kích thích nhu cầu giao tiếp, giúp trẻ dễ nói hơn.

Bạn có thể cho trẻ đi nhà trẻ, khuyến khích trẻ chơi chung với các bạn ở gần nhà hoặc tổ chức các buổi dã ngoại để trẻ có nhiều cơ hội kết bạn hơn. Khi trẻ nhà bạn được tiếp xúc nhiều với những đứa trẻ cùng tuổi, chúng sẽ trở nên tự tin, nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ.

Những lưu ý khi dạy trẻ chậm nói

Trong quá trình giao tiếp với trẻ, cha mẹ tuyệt đối không bắt chước ngôn ngữ của bé, vì các bé thường phát âm không chuẩn, nói ngọng, lịu khi vừa mới bắt đầu. Đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy trẻ chậm nói vì rất có thể sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn, trở thành thói quen khó sửa.

Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình tivi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em là một công trình lớn lao, đòi hỏi cha mẹ phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm lý trẻ em. Để con bạn phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, các bậc phụ huynh hãy chú ý chăm sóc để con mình có thể phát triển toàn diện nhất.

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn
    Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn?
  • Làm gì khi trẻ nhút nhát?
    Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nhút nhát?
  • Vì sao con hay cãi? - Trẻ cãi lại cha mẹ có phải là hư?
    Vì sao con hay cãi? - Trẻ cãi lại cha mẹ có phải là hư?
  • Nguyên nhân trẻ nói lắp
    Nguyên nhân trẻ nói lắp và cách khắc phục
  • Chia sẻ phương pháp giúp trẻ không nói ngọng?

Category: Phương pháp dạy con Tags: Phát triển ngôn ngữ trẻ

mua sắm cùng shopee

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Bạn đang tìm gì?

  • Review sản phẩm cho trẻ
  • Review sản phẩm gia đình
  • Review sản phẩm mẹ bầu
  • Dạy con tự lập
  • Dạy con tư duy
  • Dạy con bảo vệ bản thân
  • Dạy con kỹ năng sống
  • Dạy con ngoan
  • Để hiểu con cái
  • Hành trang con đến trường
  • Giúp con tự tin
  • Giáo dục giới tính
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Phương pháp dạy con
  • Bệnh trẻ em

khóa học nuôi dạy con online

Kinh nghiệm nuôi dạy con

Đánh giá khóa học

Đánh giá sản phẩm tốt và an toàn cho mẹ và bé

Footer

Con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Vậy làm sao để nuôi dạy con thành tài và phát triển một cách toàn diện nhất? Cùng theo dõi Blog Nuôi Con Đúng Cách để được chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và các sản phẩm tốt nhất dành cho con yêu các cha mẹ nhé

DMCA.com Protection Status

Bài viết mới nhất

  • Thử thách trên mạng xã hội và những hậu quả khó lường
  • Đột quỵ nguy hiểm thế nào khiến nghệ sĩ chí tài qua đời đột ngột
  • Con học kém phải làm gì
  • Dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học
  • Tại sao mẹ bầu cần thai giáo sớm?

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh trẻ em (14)
  • Chế độ dinh dưỡng (13)
  • Kinh nghiệm nuôi con (2)
  • Phương pháp dạy con (118)
  • Tin Tức (13)
  • Tư vấn khóa học (4)
  • Tư vấn mua sắm (34)
  • Viết blog (1)

Bản quyền © 2018 - 2019. Blog nuôi con đúng cách - Chia sẻ những tin tức về trẻ và những kinh nghiệm, phương pháp dạy con