Mục lục bài viết:
Cha mẹ nên làm gì khi con bị rối loạn ngôn ngữ?
Rối loạn ngôn ngữ là gì?
Rối loạn ngôn ngữ là một rối loạn giao tiếp, trong đó một người gặp khó khăn liên tục trong việc học và sử dụng các hình thức ngôn ngữ khác nhau (nghĩa là nói, viết, ngôn ngữ ký hiệu. Hiện tượng này dễ gặp ở trẻ em đặc biệt trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ đầu đời. Việc rối loạn ngôn ngữ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp và khiến đói phương không thể hiểu ý của trẻ muốn nói gì.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ?
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ.
– Có khiếm khuyết ở khoang miệng
Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch, lưỡi ngắn hoặc trẻ có trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói.
– Gia đình không hòa thuận
Trẻ em là đối tượng rất dễ nhạy cảm với các yếu tố xung quanh như tác động của gia đình, môi trường sống. Bố mẹ ly thân, hay thường xuyên xảy ra xung đột khi có mặt trẻ, hoặc tai nạn có thể gây những cú shock cho trẻ, khiến trẻ có xu hướng thu mình, không muốn giao tiếp, không muốn nói chuyện dẫn tới vốn từ ít ỏi, cơ quan phát âm thì không được luyện tập thường xuyên. Do đó ba mẹ cũng như những người thân trong gia đình xung quanh môi trường sống của trẻ cần chú ý trong cách hành xử của mình trước mặt trẻ, để trẻ phát triển theo đúng nghĩa. Ba mẹ là tấm gương để con trẻ học hỏi.
– Cha mẹ không tương tác nhiều với con
Cuộc sống bộn bề với bao nhiêu lo toan của cuộc sống, nỗi lo cơm áo gạo tiền, khiến cha mẹ không có nhiều nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc con. Khi trẻ quấy khóc, lười ăn, biện pháp hữu hiệu nhất của ba mẹ là đưa điện thoại cho con nghịch, bật tivi cho con xem. Rồi đôi khi ba mẹ có công việc mang về nhà rồi lại để con tự chơi một mình.
Có thể ba mẹ nghĩ đây là việc rất bình thường nhưng vô hình chung những điều này có thể khiến con có vốn từ ít. Vì sao vậy? Khi trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, xem tivi trẻ sẽ thụ động nghe, không có tương tác hai chiều, còn khi trẻ nói chuyện với cha mẹ thì sẽ tăng cường cho con khả năng phản xạ nghe hiểu và con sẽ tăng cường được vốn từ ngữ cho mình.
Cha mẹ ít nói chuyện với con cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, trẻ mới chỉ bi bô một số từ, có thể không rõ nghĩa, nói chậm. Vì khi mới bắt đầu nói, vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cơ quan phát âm cũng chưa hoạt động linh hoạt.
Khi trò chuyện với trẻ, phần lớn là từ phía người lớn tuy nhiên cha mẹ hãy kiên trì và bền bỉ để tương tác với con. Nói với con từng từ một để con nạp được từ ngữ đó vào não bộ và ghi nhớ và khi con thực hiện được rồi thì cần cổ vũ và động viên con để tạo cảm xúc tích cực cho con.
– Trẻ ít tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình
Việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng là một nguyên nhân khiến trẻ rối loạn ngôn ngữ. Cha mẹ bao bọc con quá nhiều khi sợ con ngã đau, con bị bỏng khi sờ vào vật nóng sẽ hạn chế khả năng phát triển của con. Xã hội có người tốt và kẻ xấu, không cho con ra ngoài không phải là biện pháp bảo vệ con trước các tác động xấu tốt nhất. Trẻ cần được giao lưu, hòa nhập với bạn bè xung quanh, được nô đùa thỏa thích. Môi trường này sẽ kích thích trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói hơn.
Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cho con như thế nào
Cha mẹ cần làm gì khi con bị rối loạn ngôn ngữ?
Tạo môi trường gia đình thoải mái nhưng cần nghiêm khắc, hướng dẫn cho con cách diễn đạt từng câu đầy đủ và kiên nhẫn chờ đợi con. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thì ba mẹ cần dành thời gian quan tâm, bên cạnh con nhiều hơn để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ.
- Tăng cường cho con các hoạt động phản xạ hàng ngày để con quan sát nhận diện mô tả
- Chơi các trò chơi phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ
- Dạy con nhận diện theo các chủ đề
- Nói chuyện với con về các tình huống, cho con nhận diện đúng sai, nên không nên
- Cho con tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế tại nơi công cộng: Thực hành chào hỏi, làm quen, chỉ tên các đố vật, sự vật khi di chuyển trên đường.
- Cho trẻ học ngôn ngữ khác khi trẻ đã sử dụng và thành thạo tiếng mẹ đẻ và có khả năng ghi nhớ tốt hơn.
Rối loạn ngôn ngữ là một trong những trở ngại lớn trong việc giao tiếp của con, nó sẽ khiến con trở nên tự ti về bản thân mình và đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của con.
Trả lời