Cùng cha mẹ giải quyết vấn đề con cãi lời cha mẹ – Tại sao lại xảy ra?
Nhiều cha mẹ bất ngờ hoặc ngạc nhiên và lo lắng vì sao con lại cãi lời cha mẹ mà từ trước đến nay chưa bao giờ con như vậy. Thậm chí, cha mẹ còn nghĩ rằng con quá hư và khiến cho cha mẹ không nghĩ rằng con sẽ như vậy.
Thực tế, việc cãi lời cha mẹ là hành vi thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi càng lớn, ý thức độc lập của các bé ngày càng cao, mâu thuẫn quan điểm với bố mẹ cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này đó là não bộ trẻ phát triển đồng thời, trẻ đang dần hình thành ý thức + trách nhiệm của bản thân, tư duy nhận thức vấn đề có rõ ràng hơn và khi trẻ có chính kiến với các vấn đề khi trẻ cảm thấy chưa hài lòng và chưa theo ý mình. Đồng thời, các mâu thuẫn xảy ra với cha mẹ khi bất đồng quan điểm hoặc không theo ý kiến của trẻ khiến cho trẻ có sự phản kháng và cãi lại trong qua trình tương tác với cha mẹ.
Vậy, cha mẹ cần làm gì khi xử lý các tình huống đó?
Xem thêm:
1. Luôn kiểm soát cảm xúc tích cực thay vì quát mắng, la hét trước mặt trẻ
Điều này, hầu hết các cha mẹ chưa làm được bởi khi trong tình huống tương tác cùng con, cha mẹ luôn nóng vội và muốn giải quyết thật nhanh để ra vấn đề, cha mẹ đặt ra một loạt câu hỏi chất vấn con như:
- Tại sao con nói như vậy?
- Như vậy đúng hay sai?
- Tại sao không nghe lời mà cãi lại?
Với những câu hỏi dồn dập và trong sự tức giận, vô hình chung, cha mẹ là một hình ảnh kiểm soát cảm xúc kém và các con sẽ học theo khi giải quyết các vấn đề, luôn to tiếng, cáu gắt và không bình tĩnh lắng nghe. Hãy nhẹ nhàng một chút và đưa ra những suy nghĩ của cha mẹ:
- Mẹ cảm thấy?
- Mẹ hi vọng?
- Khi nào con sẵn sàng?
- Cha/mẹ sẽ chờ câu trả lời của con?
Cha mẹ cần suy nghĩ tích cực hơn và nghĩ rằng con đang phát triển để trở thành người lớn thôi. Việc gì cũng có cách giải quyết, hãy bình tĩnh nào các cha mẹ ơi!
2. Hãy lắng nghe con bằng cả trái tim
Cha mẹ cùng lắng nghe những chia sẻ của con, những suy nghĩ mà con đang nghĩ tới.
Khi trẻ cãi lại chúng sẽ đưa ra rất nhiều lý lẽ, chúng ta lớn tiếng quát mắng sẽ chặt đứt lối thoát dòng cảm xúc của trẻ. Từ biểu hiện bề ngoài, có lẽ do trẻ yếu thế nên tỏ vẻ phục tùng, nhưng trong tâm có thể vẫn rất ấm ức, bắt đầu tránh xa cha mẹ.
Cha mẹ cần nhẫn nại và lắng nghe những suy nghĩ của con khuyến khích con nói hết những gì mà con đang nghĩ. Như vậy khiến trẻ cảm thấy cha mẹ đang tôn trọng con, đây là điều cốt yếu để giúp trẻ và cha mẹ đạt được sự đồng thuận quan điểm.
3. Hãy làm bạn cùng con
Mỗi ngày, cha mẹ hãy cùng con trò chuyện, cùng chơi, cùng học, đọc sách và cùng làm việc đồng thời cha mẹ là tấm gương để con noi theo.
Hãy quan tâm đến sở thích, sở ghét và các ngày ý nghĩa của con như ngày sinh nhật, ngày con được thành tích tốt, hãy cùng con lựa chọn các món đồ không phải đắt tiền mà con có thể lưu giữ những khoảng khắc ngỗ nghĩnh, đáng yêu khi cha mẹ đi công tác, đi chơi, ngày kỉ niệm, …
Hãy lắng nghe con trò chuyện và tâm sự về bạn bè, về những vấn đề con đang gặp khó khăn, những niềm vui, nỗi buồn, áp lực của bản thân trong học tập, …
Cha mẹ cần lưu ý không cãi nhau trước mặt con, mà dạy cho con sự tôn trọng – yêu thương, đoàn kết, hợp tác, hãy để con đưa ra ý kiến trong các cuộc vui của gia đình và cùng con tháo gỡ những gì con gặp phải giúp con nhận diện được vấn đề nên/ không nên, đúng/ sai trong các tình huống và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Trả lời