Nguyên nhân vì sao con hay cãi? Liệu trẻ cãi lại cha mẹ có phải là hư?
Xin chào các cha mẹ! blog nuôi con đúng cách lại trở lại đây. Chủ đề mà bài viết hôm nay blog nuôi con đúng cách sẽ chia sẻ là một trong những chủ đề mà rất rất nhiều các cha mẹ đã gửi mail đến để mong được giải đáp đó là chủ đề: “Vì sao con hay cãi? và trẻ cãi lại cha mẹ có phải là hư không?“
Đầu tiên chúng ta phải biết là khi nhận thức của trẻ dần hình thành và phát triển đồng nghĩa với cái tôi cá nhân muốn thể hiện bản thân của con cao, từ đó sẽ dẫn tới hiện tượng cãi (dấu hiệu dễ nhận biết nhất của việc phản kháng). Vậy thì nguyên nhân cụ thể của việc con hay cãi là gì? và con cãi cha mẹ có phải là hành động hư không chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
1. Nguyên nhân vì sao con hay cãi?
- Trẻ đang được nhận sự chiều chuộng nên khi không được như ý thì phản kháng và thậm chí là chống đối. Thường thì trẻ sẽ sử dụng lý lẽ để tranh luận hoặc phản đối lại yêu cầu, quan điểm của cha mẹ.
- Cha mẹ áp đặt, không quan tâm tới cảm nhận của con cái khiến trẻ tổn thương và thậm chí gây sự chú ý bằng cách cãi lại để cha mẹ đối thoại và chú ý tới quan điểm của mình.
- Coi trẻ như robot: Rất nhiều cha mẹ hiện nay coi trẻ như những con robot để mình điều khiển nên bản thân trẻ cảm thấy mệt mỏi, tất yếu sẽ muốn phản kháng.
2. Con cãi cha mẹ có phải là hư?
Con cãi cha mẹ có 2 chiều hướng chính đó là cãi bướng và cãi đúng
Vậy tức là không phải cãi nào cũng là láo, hư, hỗn…như các cụ ngày xưa thường nói: “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Vì xét về thái độ thì việc cãi dù ở phương diện nào cũng là điều con cái không được phép làm với bậc sinh thành ra mình. Tuy nhiên nếu trẻ không có thái độ hỗn láo (nói xấc, thái độ khi nói không gay gắt, không bực tức…) thậm chí là lễ phép thì vẫn có thể xem đó là điều nên khuyến khích con để con có chính kiến và quan điểm của bản thân hơn.
Đối với việc trẻ cãi bướng, các bậc cha mẹ cần xem xét cụ thể xem thái độ hành vi của con như thế nào, có xúc phạm người khác không…tuy nhiên với bất cứ trường hợp nào cha mẹ cũng nên ghi nhớ nguyên tắc nói không với ngôn ngữ cơ thể và bạo lực. Thậm chí cha mẹ còn phải thực hiện theo kỉ luật không nước mắt (phương pháp kỉ luật tích cực). Hãy để trẻ có cơ hội để suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình. Nếu cha mẹ làm được điều này thì sẽ khiến con có cảm giác an toàn, được lắng nghe, tôn trọng hơn và biết đâu đó con lại có thể đưa ra những quan điểm hợp lý hơn, khiến cha mẹ và con hiểu nhau hơn.
Tuy nhiên thường khi trẻ cãi cha mẹ rất khó để kiểm soát cơn nóng giận, thậm chí là có thể sử dụng quát mắng hoặc đòn roi với con, điều này khiến trẻ càng âm ỉ sự thấy không hợp lý, không công bằng và dần dần có sự không phục, không tôn trọng…đỉnh cao của nó là sự chống đối, làm ngược. Đến lúc này thì vấn đề đã đi quá xa và trở nên rất nghiêm trọng.
Vậy thế nào là cãi văn minh, lịch sự? (hay đúng hơn là tranh luận, đưa ra quan điểm). Đấy chính là dạy trẻ có chính kiến và biết cách phản biện, biết sử dụng lý lẽ để bảo vệ quan điểm của bản thân cũng như chứng minh cho luận điểm của mình. Vậy việc hướng con làm thế nào để phản biện một cách hợp lý nhất thì cha mẹ cũng cần phải học hỏi để lắng nghe, hiểu và thông cảm cũng như định hướng rõ ràng cho con cách nói hơn và chủ đề này thì blog nuôi con đúng cách sẽ chia sẻ ở một bài viết khác nhé.
Vậy là qua những câu viết ở trên mà blog nuôi con đúng cách đã chia sẻ thì chắc hẳn các cha mẹ cùng hiểu được phần nào nguyên nhân vì sao con hay cãi lại mình rồi phải không nào. Điều quan trọng trong việc dạy dỗ con cái chính là cha mẹ phải kiên trì, bình tĩnh, cố gắng kiểm soát được cơn nóng giận của mình để có thể dạy con một cách lý trí và hiệu quả nhất nhé. Chúc các cha mẹ thành công!
Nếu cha mẹ thấy bài viết “Vì sao con hay cãi?” này hay và bổ ích, hãy subscribe blog nuôi con đúng cách để thường xuyên cập nhật những bài viết dạy con hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn cha mẹ rất nhiều!
Trả lời