Mục lục bài viết:
Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cho con như thế nào?
Kỹ năng lãnh đạo là một trong số những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ. Nó là tiền đề dẫn tới sự thành công của trẻ sau này. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào mới sinh ra cũng có sẵn các tố chất để trở thành người lãnh đạo mà khả năng lãnh đạo của trẻ được hình thành bởi sự rèn giũa và trau dồi các kỹ năng cùng với các kiến thức xã hội.
Vậy rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cho trẻ như thế nào?
Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ?
Rèn cho con thói quen độc lập
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên tập cho con thói quen sống tự lập. Thay vì giúp con làm mọi thứ cha mẹ hãy hướng dẫn và trợ giúp con trong các công việc. Khi trẻ chưa quen thì có thể hướng dẫn và sau đó cha mẹ hãy để con tự làm một số việc như: tự vệ sinh cá nhân, tự rửa bát, quét dọn nhà cửa, tự chuẩn bị đồ dùng trước khi đi học. Tập cho con xây dựng kế hoạch hoạt động của 1 ngày sau đó là 1 tuần, 1 tháng và cho con lập thời gian biểu của 1 ngày. Luôn khích lệ tạo động lực cho con thực hiện các mục tiêu mình đề ra một cách tự giác và hoàn chỉnh. Sau một thời gian thói quen sẽ được hình thành ở trẻ.
Dạy cho con cách để chấp nhận thất bại
Cách mà các nhà lãnh đạo đạt được sức mạnh và tạo dựng động lực đó là học hỏi từ những tổn thất và áp dụng kiến thức đó vào nỗ lực tiếp theo của họ.
Khi con bạn thất bại và thua thiệt, đừng để con có những phản ứng thái quá. Cha mẹ nên động viên và giải thích cho trẻ rằng không phải ai cũng hoàn hảo và không có những sai lầm, thất bại. chúng ta phải nhìn vào những thất bại đó để rút ra bài học cho bản thân. Nếu chúng ta không chịu chấp nhận nó và dễ dàng gục ngã khi thất bại, chúng ta sẽ trở nên tầm thường và đó là cách kẻ thua cuộc làm.
Trau dồi các kiến thức xã hội
Cho trẻ tiếp cận với các kiến thức xã hội không bao giờ là sớm. Phần lớn các cha mẹ đều rất bao bọc con và kiểm soát chúng nhiều thứ mà không để cho trẻ tìm hiểu và tiệm cận với các vấn đề của xã hội. Các bậc phụ huynh cho rằng con mình còn nhỏ và chưa đủ tuổi để nghe về điều đó. Nhưng thay vì cấm đoán trẻ truy cập vào thông tin đó, cha mẹ nên tìm cách giải thích thật đơn giản và phù hợp với độ tuổi của con. Nếu như có một vấn đề đang xảy ra với gia đình hoặc xã hội, hãy cho trẻ được tham gia và cùng trao đổi về vấn đề đó.
Cho trẻ tiếp xúc với vì đọc sách giúp trẻ hình thành thói quen giải trí lành mạnh, có thêm những bài học, kiến thức, và những chuyến “du hành” trong trí tưởng tượng của trẻ.
Củng cố kỹ năng giao tiếp cho con
Luôn tạo điều kiện và cơ hội để trẻ được nói. Những đứa trẻ luôn tò mò với cuộc sống xung quanh và đặt ra rất nhiều các câu hỏi, cha mẹ không nên tỏ ra khó chịu và hãy dành cho con một chút thời gian để trao đổi và thảo luận với những câu hỏi của con. Hãy đưa ra cho trẻ một vấn đề và để con nói về nó. Tổ chức cho trẻ được thực hành luyện tập thật nhiều để nâng cao kỹ năng giao tiếp của con bằng cách cho trẻ quay video kể về một ngày hoạt động của trẻ, nói về môn thể thao yêu thích.
Tạo cảm hứng cho con làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm chính là sự tập hợp của hai hay nhiều nhóm người gộp lại, cùng đặt ra một mục tiêu nhất định để hoàn thành những công việc chung. Các thành viên trong nhóm phải tự nhận thức bản thân của họ như một cá thể trong xã hội, đồng thời cũng phải nhận thức việc làm của mình sẽ có ý kiến quan trọng trong một môi trường tập thể là như thế nào. Làm việc nhóm cũng là một trong những cách giúp con người làm việc, học tập chủ động hơn và có kết quả hơn. Sự hợp tác trong công việc, học tập và nghiên cứu là một trong những phương pháp tốt nhất để đi đến thành công. Cái ta tưởng là khó thì đối với những người khác lại rất dễ dàng, cái ta thiếu thì người khác lại dư. Vì vậy, làm việc nhóm là sự cộng hưởng tốt nhất cho mọi người.
Đối với trẻ em, bố mẹ nên định hướng và trau dồi cho con những kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ khi các em còn nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động. Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành những công việc chung.
kỹ năng lãnh đạo cho con. Việc mỗi trẻ em đều được trang bị các kỹ năng sống cần thiết điều đó chắc chắn sẽ giúp các bé ngày càng tự tin hơn và có tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ điều đó thực sự cần thiết và là nền tảng vững vàng để con trở thành một người lãnh đạo tài ba.
Trả lời