Mục lục bài viết:
Tác hại của thiết bị công nghệ đối với trẻ.
Có biết bao ông bố, bà mẹ vì muốn con ngồi yên một chỗ để ăn được nhiều cơm hơn đã dụ con bằng cách đưa cho con những chiếc smartphone hiện đại. Có biết bao nhiêu người vì không muốn xấu hổ trước mặt khách khi khách đến nhà mà con la hét, khóc lóc, vòi vĩnh đã thỏa hiệp với con bằng cách mở máy tính cho con xem để con ngồi yên trên nhà. Đã có biết bao nhiêu bà mẹ vì muốn rảnh tay nấu nướng, dọn dẹp nên lấy cớ không thể chơi cùng con mà “dúi” vào tay con những chiếc Ipad để con không làm phiền mình.
Vâng! Đó là những hình ảnh quá đỗi quen thuộc của những gia đình hiện đại ngày nay. Bố làm việc của bố, mẹ làm việc của mẹ và con sẽ được tùy ý sử dụng điện thoại chỉ cần không làm phiền đến bố mẹ. Bố mẹ đâu biết rằng, chỉ vì một chút riêng cho mình, chỉ vì một chút sĩ diện của bản thân với bạn bè, khách khứa bố mẹ vô tình đã “biến” con thành một “nạn nhân” của công nghệ với hàng loạt các tác hại
1. Nguy cơ cận thị sớm:
Sự thu hút của các thiết bị thông minh với trẻ là những trò chơi, video, hình ảnh trên các thiết bị thông minh đó. Khi trẻ đã bị thu hút, trẻ sẽ rất tập trung với các trò chơi được thiết kế trên điện thoại và việc tiếp xúc quá lâu cùng với ánh sáng của thiết bị công nghệ sẽ khiến cho mắt trẻ bị mỏi do phải điều tiết nhiều. Không những vậy, nhiều bé chơi, xem điện thoại trong tình trạng thiếu ánh sáng (buổi tối, chùm chăn xem…) có thể gây tổn thương đến mắt trẻ, khiến trẻ đối diện với nguy cơ loạn thị, cận thị. ngay từ khi còn bé.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe:
Chúng ta đã được cảnh báo rất nhiều về việc thiết bị công nghệ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, có lẽ phải liệt kê ra từng ví dụ cụ thể thì những ông bố, bà mẹ mới có thể hình dung và cảnh tỉnh bản thân mình được
– Chiều ngày 22 tháng 9 năm 2018, bệnh viện Sản nhi Nghệ An các bác sĩ phải phẫu thuật cấp cứu cho một bé nam bị dập nát tay khi vừa chơi điện thoại vừa sạc pin. Bàn tay trái của bé không chỉ bị dập nát hoàn toàn, mất đi ba ngón tay mà với việc nổ điện thoại đó, mắt của con còn bị tổn thương, giảm thị lực.
– Ngày 30 tháng 06 năm 2017, có một thanh niên tại Bà Rịa, Vũng Tàu đã bị đột tử sau nhiều giờ chơi game liên tục.
3. Ảnh hưởng đến bộ xương của trẻ:
Các thiết bị công nghệ thông mình có sức hút mãnh liệt rất khó để kéo trẻ ra khỏi thế giới mà trẻ đang chơi, đang xem trên các thiết bị thông minh đó. Việc ngồi quá lâu để chơi, xem sẽ khiến cho bộ xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện. Thay vào đó, trẻ đối mặt với nguy cơ đau cổ, đau lưng, vẹo cột sống do ngồi, nằm không đúng tư thế trong quá trình xem, chơi.
4. Thiệt hại tài chính:
Bản thân trẻ chưa thể phân tích được những gì nên hay không nên khi sử dụng điện thoại. Không những thế, trẻ luôn muốn khám phá những trò chơi mới nên đã vô tình ấn những nút “đồng ý” với các phần mềm trò chơi “mất phí”. Đã có quá nhiều những hình ảnh những đưa trẻ bị bố, mẹ “lôi cổ” ra đánh vì dám tải những trò chơi, phần mầm mất phí đó về.
Xem thêm:
5. Làm giảm khả năng giao tiếp – phát triển ngôn ngữ của trẻ:
Khi trẻ đã quá say mê với những thiết bị công nghệ thông minh ấy, bố mẹ sẽ rất khó để kéo trẻ ra các hoạt động bên ngoài cùng bạn bè. Việc trẻ không gia ngoài giao lưu cùng các bạn sẽ khiến trẻ không thể phát triển ngôn ngữ giao tiếp, không tăng cường được các kỹ năng giải quyết vấn đề khi có xung đột xảy ra. Không những vậy còn tăng cường nguy cơ trầm cảm, tự kỷ cho trẻ khi cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều.
6. Ảnh hưởng tâm lý của trẻ – nguyên nhân của vấn đề “ăn vạ”:
Tác hại của thiết bị công nghệ. Như ban đầu chúng ta đã đề cập đến việc những ông bố, bà mẹ vì muốn đạt được những mục đích của mình nên đã lấy smartphone ra dụ, thỏa hiệp cùng con. Và một khi trẻ đã ham mê, nghiện với những gì được thiết kế trên những thiết bị thông minh đó, trẻ sẽ lên cơn nghiện khi không được sử dụng. Khi trẻ đã được sử dụng một lần với các lý do “ngồi yên cho mẹ làm việc”, “ngồi ngoan cho mẹ tiếp khách” thì lần sau nếu muốn sử dụng thiết bị, trẻ sẽ “ăn vạ”, la hét nhằm đạt được mục đích của mình. Như vậy, việc sử dụng smartphone hay máy tính bảng làm công cụ để đánh lạc hướng trẻ, giúp trẻ ngoan hơn dường như đã phản tác dụng khi đang dần hình thành những tính cách xấu ở trẻ như: Ích kỷ, đòi hỏi, mè nheo
Không chỉ dừng lại ở những tác hại như vậy, nếu cho con sử dụng các thiết bị điện tử không có sự kiểm soát của người lớn thì chúng ta sẽ có ngày đứng trước nguy cơ “mất con” vì những nguy hiểm về sự chệch hướng tích cách, về mạng xã hội đem đến. Hãy là những ông bố, bà mẹ thông minh khi cho con sử dụng thiết bị công nghệ với các mục đích giúp con phát triển thay vì được “rảnh tay” bố mẹ nhé.
Trả lời