Tìm hiểu về chức năng của ngôn ngữ
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là công cụ rất hữu ích để não bộ có thể thực hiện chức năng suy nghĩ. Đồng thời suy nghĩ của chúng ta cũng có sức ảnh hưởng rất lớn đến hành động của mỗi người, vì vậy ngôn ngữ có vô cùng vai trò quan trọngtrong đời sống và ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Các nhà giáo dục đã cùng nhau đi sâu nghiên cứu và thấy rằng ngôn ngữ không chỉ cho phép chúng ta bày tỏ suy nghĩ của mình qua suy xét logic, bên cạnh đó chúng ta còn có thể hiểu được suy nghĩ của những người khác qua sách vở (ngôn ngữ chữ viết). Vì vậy đối với bất kì ai, khi thiếu đi khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ là một điều hết sức thiệt thòi, đặc biệt họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp cũng như các sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, các cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian tìm hiểu về chức năng của ngôn ngữ và cùng con rèn luyện để tránh những sai lầm trong việc phát triển ngôn ngữ cho con các cha mẹ nhé.
Xem thêm: Tại sao cần cho trẻ đi ngủ đúng giờ
Sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để giao tiếp
Nhờ có ngôn ngữ chúng ta có thể chia sẻ, truyềnđạt cho nhau những tình cảm, suy nghĩ với những người xung quanh. Đã từ lâu, ngôn ngữ trở thành công cụ để mọi người có thể giao tiếp, nó cũng đảm nhiệm chức năng là phương tiện để lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài việc thể hiện những tâm tư, mong muốn của con người, ngôn ngữ còn có chức năng thông báo các nội dung để những người giao tiếp có thể dễ dàng tiếp nhận hoặc truyền thông tin ấy cho nhau khi cần thiết.
Cùng với sự kết hợp giữa ngôn ngữ, giao tiếp và suy nghĩ cộng thêm những phương pháp tâm lý con người có thể dùng những gì thu nhận được từ thế giới bên ngoài trong quá trình sống và lớn lên của bản thân để lập trình ngôn ngữ tư duy cho bộ não. Do đó, khi gặp vấn đề phát sinh chúng ta vẫn có thể hành động và phản ứng rất linh hoạt, kịp thời.
Bên cạnh ngôn ngữ nói, chúng ta đã tìm ra công cụ hỗ trợ đắc lực đó chính là các kí tự và sau này phát triển thành ngôn ngữ viết. Nhờ đó, chúng ta càng tăng cường được hơn khả năng giao tiếp của con người. Những hạn chế về địa lí, không gian, thời gian đã được rút ngắn rất nhiều và không thể cản trở việc giao tiếp khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ viết.
Để con tiếp cận với ngôn ngữ viết, việc dạy chữ cho trẻ cần chia thành ba giai đoạn liên tiếp:
– Mô tả các loại đường nét khác nhau
– Mô tả những đường nét theo các hướng khác nhau và vị trí khác nhau trên mặt phẳng
– Kết hợp các đường nét lại với nhau dần tạo thành hình vẽ phức tạp
Chúng ta đều biết việc đọc và viết là trở ngại đầu tiên con sẽ gặp phải trong trường tiểu học. Vì vậy trong thời gian đầu rèn luyện cho con cha mẹ cố gắng rèn luyện cho con khả năng vận dụng vốn từ, vốn ngữ pháp để thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mạnh dạn trong giao tiếp. Sau đó chúng ta tiếp tục cho con làm quen với việc học chữ.Cha mẹ cần chú ý dạy cho con phân biệt các đường thẳng, đường cong, đường vuông góc, đường ngang và sự đa dạng của các đường chéo. Như vậy, trẻ có thể nắm bắt,hiểu được qui luật của các kí tự, sau đó luyện phát âm, luyện cơ bắp để chuẩn bị làm quen với học phát âm chuẩn và viết chữ.
Sử dụng ngôn ngữlàm phương tiện để tư duy
Tầm quan trọngcủa năng lực ngôn ngữ không chỉ ở việc nó là công cụ tất yếu để giao tiếp mà việc rèn luyện cho con cảm nhận, sử dụng ngôn ngữ thuần thục còn góp phần hỗtrợ đại não phát triển hoàn hảon hất. Bởi ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ với tư duy, yếu tố ngôn ngữ phản ánh những đặc điểm của các kiểu tư duy khác nhau (cụ thể- hình tượng và trừu tượng – lô gic).Vì vậy cha mẹ mong muốn con có sự nhạy bén trong việc nhận ra ngữ nghĩa, vần điệu, có năng lực sử dụng từ ngữ, câu cú để diễn đạt trong giao tiếp cần nỗ lực bồi đắp khả năng tư duy ngôn ngữ và biểu đạt ngôn ngữ cho con.
Việc cha mẹ dành thời gian, ưu tiên để giao tiếp với con trong mọi tình huống có thể (thường xuyên trò chuyện, khuyến khích con nói hoặc đặt câu hỏi cho cha mẹ, thể hiện suy nghĩ bằng lời nói, bằng chữ viết…) từ khi còn nhỏ chính là một trong những cách thức huấn luyện để con trở thành người có khả năng giao tiếp ngôn ngữ truyền cảm, có khả năng tư duy ngôn ngữ và biểu đạt sinh động.
Rèn luyện năng lực tư duy và biểu đạt của ngôn ngữ
Ngôn ngữ liên quan mật thiết đến hành vi biểu lộ, biểu cảm, kết nối do đó, năng lực tư duy và năng lực biểu đạt ngôn ngữ cần được rèn luyện sớm trước khi con bước vào giai đoạn trưởng thành. Chúng ta có thể phân loại ngôn ngữ theo các chức năng cơ bản như: Năng lực ngôn ngữ để giãi bày những nhu cầu của bản thân, bày tỏ quan điểm, cách nhìn của bản thân.; Năng lực ngôn ngữ để trình bày, học hỏi; Năng lực để sáng tạo, tưởng tượng; Năng lực ngôn ngữ cần để kể chuyện, trần thuật.
Các cha mẹ nên duy trì cho con hình thức đọc và kể chuyện, giúp con cảm nhận được sắc thái của ngữ điệu, tiếp nhận lượng từ vựng đồng thời kích thích tính tò mò ngôn ngữ, năng lực tưởng tượng, mô tả cho con. Rèn luyện tư duy và biểu đạt ngôn ngữ là chìa khóa giúp con nhận thức, khám phá những điều mới mẻ; biểu đạt nội tâm, nguyện vọng của bản thân một cách rõ ràng, mạch lạc; hiups con có năng lực truyền thông điệp đến người khác một cách cuốn hút, biểu cảm
Trả lời