Mục lục bài viết:
Trẻ lên 3 có thể làm được những gì?
Câu hỏi “Trẻ lên 3 có thể làm được gì?” là câu hỏi mà các bậc phụ huynh rất quan tâm và muốn tìm hiểu. Giai đọan trẻ lên 3 là khoảng thời gian khiến các ông bố, bà mẹ phải đau đầu vì con bắt đầu bướng và khá mẫn cảm. Đây là giai đoạn phát triển mang tính chất đọt phá ở cả thể chất lẫn tâm lý vì vậy lúc này trẻ thích làm trái với ý của người lớn, thích làm theo ý mình mà không cần sự cho phép của bố mẹ. Điều này đòi hỏi bố mẹ cần chú tâm và tìm hiểu các đặc điểm tâm lý của con để có thể biết con có thể làm gì và cha mẹ sẽ làm gì để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì điều kiện kinh tế của các gia đình cũng khá giả hơn vì vậy họ rất quan tâm đến con cái và dành mọi sự lo lắng, quan tâm đến đứa con của mình và muốn làm tất cả những gì tốt nhất cho con từ bữa ăn giấc ngủ cho đến việc đi vj sinh. Tuy nhiên việc bao bọc con đến mức “quá đáng” của ông bà, bố mẹ vô hình đã khiến trẻ không được làm những thứ đáng nhẽ ra phải thuộc về trẻ. Vậy khi trẻ lên 3, cha mẹ hãy để con làm những việc thuộc về con như thế.
Xem thêm:
3 tuổi con đã biết tự phục vụ bản thân
3 tuổi là cột mốc đánh dấu nhiều sự thay đổi mới của bé. Con có thể tự vệ sinh cá nhân, tự cầm thìa xúc cơm, tự cầm cốc uống nước, tự đi vệ sinh…khi được mẹ hướng dẫn và trợ giúp. Ngoài ra con còn có thể đi đứng vững vàng, có thể nhảy lên bằng hai chân, biết ném và bắt bóng, cúi xuống lượm đồ mà không bị ngã. Tuy nhiên sự phát triển ở mỗi trẻ là không giống nhau, vì vậy vẫn cần sự trợ giúp và hướng dẫn của bố mẹ. Bố mẹ có thể hướng dẫn để con sớm tự chủ trong mọi việc và cố gắng kiên trì, không nóng vội nếu như con chưa làm được. Hãy động viên và khích lệ để giúp con có động lực học hỏi và con sẽ biết thực hiện những việc mẹ hướng dẫn một cách thuần thục.
Khi lên 3 con làm được gì trong giao tiếp?
“Trẻ lên 3 cả nhà học nói” có lẽ đây là câu nói không xa lạ gì đối với chúng ta. Giai đoạn này, ngôn ngữ của bé bước vào thời kỳ phát cảm – bé bộc lộ tính nhạy cảm cao đối với ngôn ngữ, khiến cho ngôn ngữ của bé phát triển nhanh và hoàn thiện.
Rất nhiều phụ huynh rơi vào tình trạng “đau đầu” khi con đặt ra quá nhiều câu hỏi. Thay vì việc phớt lờ những câu hỏi của trẻ, cha mẹ hãy là những người bạn biết lắng nghe để hiểu, uốn nắn và cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Đồng thời, chính việc lắng nghe này tạo cho con cảm giác thoải mái, được giải tỏa những điều lo lắng trong lòng, từ đó trẻ sẽ có thái độ hợp tác hơn và chấp nhận các chuẩn mực mà bố mẹ đang cung cấp cho mình.
Thời điểm này, bố mẹ nên cho con nghe nhạc thiếu nhi và kể cho trẻ nghe những câu chuyện ngắn, những câu chuyện cổ tích, trẻ có thể hát và kể lại những câu chuyện đó một cách rất ngộ nghĩnh
Trẻ 3 tuổi biết làm gì khi khả năng nhận thức đang phát triển?
Trẻ lên 3 đã có khả năng học, nghĩ và giải quyết vấn đề. Trẻ thích chơi các trò chơi đóng vai và bắt chước làm những công việc giống như người lớn làm như chăm sóc búp bê, giả làm bác sĩ, chơi bán hàng….trẻ nhận biết được phía trước, phía sau, các hình cơ bản.
Khi lên 3, bé đã có khả năng nhớ những chuyện hôm qua và nhận ra những âm thanh nơi mình sống. Trẻ cũng nhận ra được sự nguy hiểm và biết tránh xa bếp nóng, xe đang chạy … Tuy nhiên không vì thế mà mẹ chủ quan trong việc trông nom trẻ. Vì lúc này bé chưa có khả năng chống lại những tai nạn nguy hiểm nên vẫn cần sự quan tâm và chăm lo của những người thân trong gia đình và đặc biệt là bố mẹ.
Trẻ lên 3 đã biết biểu lộ cảm xúc của bản thân
Càng lớn, trẻ sẽ càng có những cảm xúc đa dạng hơn. Đến độ tuổi lên 3 trẻ đã biết bắt chước bạn bè và người lớn, biết quan tâm đến người khác nếu người đó khóc và hiểu rõ khái niệm của tôi của bạn.
Đây là khoảng thời gian bé có những cảm xúc và hình thành tính cách cá nhân rõ ràng nhất vì vậy bố mẹ cần chú ý đến sự phát triển của trẻ. Bé biết biểu lộ sự vui mừng khi được khen, khi được bố mẹ cho đi chơi, khi được mua một bộ quần áo mới. Bé buồn khi bị mắng, khi bố mẹ không giữ lời hứa và tỏ ra giận dữ khi bị lấy mất đồ chơi… vì vậy cảm xúc và thái độ của những người thân cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ sau này. Bố mẹ nên để ý đến cảm xúc của trẻ và phân tích để trẻ hiểu được rằng những phản ứng như vậy có đúng và phù hợp hay không.
Trẻ 3 tuổi có nhiều sự thay đổi về thể chất cùng tâm sinh lý, điều này đòi hỏi bố mẹ quan tâm và chăm sóc con một cách kỹ lưỡng tốt hơn. Hy vọng bài viết góp phần giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc “trẻ lên 3 tuổi có thể làm được gì?”
Trả lời